Từ nghiên cứu phân lập virus Corona đến vắc xin đại dịch trong tương lai
Từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 vừa xảy ra Việt Nam có những ca bệnh đầu tiên, các nhà nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương bắt tay và phân lập virus để mở ra con đường sản xuất vắc xin Covid-19 của Việt Nam.
Những ngày đầu với Corona
Chia sẻ với chúng tôi, PGS Lê Thị Khánh Hằng - Phó trưởng khoa Virus cho biết từ tháng 12/2019, khi có tin có chủng virus lạ từ Trung Quốc thì mọi người đều lo lắng. Trong tháng 12/2019 mọi người vẫn đang rất theo sát. Mặc dù trải qua các đợt dịch kinh khủng như SARS 2003, dịch MersCov Trung Đông nhưng đến dịch ở Trung Quốc thì mọi người đã lo lắng vì dịch đã ở “sát sườn” của chúng ta.
PGS Hằng nhớ từ những ngày đầu của dịch, cảm xúc như mới ngày hôm qua. “Ngày 28 Tết, chúng tôi đã nhận được thông tin có ca bệnh nhập viện tại BV Chợ Rẫy và lúc đó chúng tôi phải bắt tay ngay vào làm việc. Thời gian đó cực kỳ căng thẳng từ 28 Tết đến 6 Tết (30/1) khi khẳng định được 3 trường hợp đầu tiên ở miền Bắc, lúc ấy cảm thấy vô cùng lo lắng vì đã có 3 ca dương tính. Nhưng khi khẳng định được kết quả cũng giúp các bác sĩ đỡ áp lực hơn” – PGS Hằng kể.
Các chuyên gia nghiên cứu về vắc xin Corona |
Sau đó, cỡ mẫu tăng lên đột biến các đơn vị phải căng mình ra làm việc. Rồi sau đó, trong quá trình xét nghiệm các trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh đã tự sàng lọc tại địa phương và chỉ trường hợp nghi ngờ dương tính mới gửi lên Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Việc xác định chính xác virus bằng phương pháp tương đối sâu trong sinh học phân tử nên cần thời gian dài. PGS Hằng cho biết quá trình đó cần sự minh mẫn, tỉnh táo của những người làm xét nghiệm. Những lúc đó, tất cả mọi người đều căng mình ra, lúc đó tất cả cùng vận hành mỗi người một bước, chưa thể chia ca để các bạn có thể làm nên ai cũng cố gắng làm. Nhiều bạn trẻ còn không có Tết.
Xét nghiệm Corona những ngày đầu khá vất vả. Đến giờ chẩn đoán đã thành thường quy nhưng những ngày đầu quá trình từ lúc nhận mẫu đến khi làm trực tiếp mất 10- 23 tiếng đồng hồ, lúc đó lượng máy chạy khoảng 16 – 18 tiếng nếu kỹ thuật phòng thí nghiệm suôn sẻ, máy cũng ổn thì mới có kết quả. Còn máy trục trặc thì công của mọi người coi như hỏng.
PGS Nguyễn Thị Khánh Hằng chia sẻ quá trình từ nghiên cứu phân lập virus Corona đến vắc xin đại dịch trong tương lai |
Từ năm 2003-2005 nghiên cứu về cúm H5N1 trên người, cúm A/H1N1/2009, năm 2012 Mesr Cov rồi dịch Ebola mọi người đều đứng trước đại dịch… với nhiều kinh nghiệm từ trước nên việc xét nghiệm để giúp công tác chẩn đoán được tốt hơn.
Phân lập virus
PGS Hằng chia sẻ, bên cạnh công tác xét nghiệm các chuyên gia của Viện phải bắt tay ngay vào nghiên cứu phân lập virus Covid-19. Lúc đó, 11 người trong nhóm nghiên cứu Phòng thí nghiệm tác nhân cúm và bệnh lây từ động vật sang người và đứng đầu là PGS Nguyễn Thị Quỳnh Mai – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Việt Nam đứng đầu.
PGS Hằng cho biết trong nghiên cứu, xác định căn nguyên bệnh là hàng đầu để bác sĩ có thể điều trị, phòng bệnh. Tuy nhiên, các vụ dịch nói chung và dịch Covid-19 nói riêng thì các chuyên gia cần đáp ứng được các nghiên cứu cần triển khai ngay.
TS Đỗ Tuấn Đạt chia sẻ về hướng thương mại hóa của vắc xin Corona |
PGS Hằng các cán bộ của Phòng Thí nghiệm cúm và các tác nhân virus gây bệnh từ động vật sang người (Khoa Virus) đã bắt tay vào nuôi cấy.
Lúc đó, virus Corona là chủng mới, thế giới còn loay hoay chưa định hình rõ về nó, với Việt Nam thì nó cũng quá mới, cỡ mẫu rất ít nên các cán bộ nghiên cứu phải lựa chọn dòng tế bào nào phù hợp để nuôi cấy virus corona.
May mắn là nhờ các mối quan hệ quốc tế với các phòng nghiên cứu của các quốc gia khác nên các chuyên gia Việt Nam được hỗ trợ rất nhanh. Ngoài ra, còn dựa vào các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí thế giới, đặc biệt là các bài báo ở Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã phải sử dụng rất nhiều loại tế bào khác nhau, cuối cùng đã lựa chọn dòng tế bào thụ cảm phù hợp để phân lập. Các dòng tế bào này phải có sẵn ở phòng thí nghiệm.
Phân lập dựa vào nhiều yếu tố, khả năng thành công chưa thể chắc chắn nhưng may mắn mẫu phân lập đầu tiên đã thành công, virus đã tấn công vào tế bào. Khi thành công mọi người đều vui vì đây là tiền đề cho các mẫu tiếp theo.
PGS Hằng cho biết trong các mẫu bệnh phẩm phân lập có mẫu dương tính, đồng nghĩa với việc virus đã xâm nhập vào trong tế bào, nhân lên trong tế bào, giải phóng ra và lại xâm nhập vào tế bào khác. Đó là một con virus hoàn chỉnh.
Và thật may mắn, virus SARS-CoV đã được Viện nuôi cấy và phân lập thành công cách đây 17 năm vẫn còn lưu giữ tại phòng An toàn sinh học cấp 3 để phục vụ công tác nghiên cứu.
PGS Hằng cho biết việc định dạng được virus vô cùng quan trong. Sau một tuần nuôi cấy, phân lập, nhóm nghiên cứu tự tin đã tìm được loại virus lạ đang gây ra dịch bệnh lan rộng toàn cầu này. Kết quả này là dữ liệu tiên quyết để nghiên cứu các liệu pháp điều trị, phát triển các sinh phẩm chẩn đoán đặc hiệu và sản xuất vắc xin sau này và các nghiên cứu khác nhau.
Lúc đó, Việt Nam là một trong bốn nước phân lập thành công virus corona chủng mới tạo điều kiện cho việc sản xuất test xét nghiệm nhanh cho các trường hợp nhiễm và nghi virus corona; nâng khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm mỗi ngày có thể đáp ứng được.
Thành công của nghiên cứu phân lập virus còn giúp cho nghiên cứu về độc lực của virus này trên người Việt Nam, đặc điểm lây nhiễm, giúp công tác điều trị và chống dịch hiệu quả.
Hướng tới vắc xin Made in Việt Nam
Theo TS Đỗ Tuấn Đạt – Công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (Vaibiotech) đến nay công tác nghiên cứu và sản xuất vắc xin của Việt Nam vẫn đang diễn ra khẩn trương.
TS Đạt cho biết nhờ các kết quả nghiên cứu từ nhóm phân lập virus đã tạo tiền đề cho công ty sản xuất vắc xin Covid-19. Công nghệ sản xuất vắc xin covid-19 lần này sử dụng công nghệ tái tổ hợp trên virus Vector. Đứng trước vắc xin đại dịch, TS Đạt cho rằng đây là thách thức của các nhà nghiên cứu. Covid-19 hoàn toàn không có thời gian chờ đợi, trì hoãn vì đây là yêu cầu cấp thiết đối với cộng đồng.
Đến nay, các nhóm nghiên cứu đã giúp các nước đang phát triển như Việt Nam có thể hướng tới tương lai sản xuất vắc xin phòng Covid-19. TS Đạt chia sẻ mọi người đều mong chờ vắc xin corona đầu tiên cũng là vắc xin covid-19 có thể thương mại hóa để sử dụng.
Khánh Chi
Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.
Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020
Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển
Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.
Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước
Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.
ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo
Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ
Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.
Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt
Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.
Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ
Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.
Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học
Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh