Tủ lạnh dùng sai có thể giết chết bạn

Tủ lạnh là sản phẩm không thể thiếu trong gia mỗi đình hiện nay, nhưng nó không phải là cỗ máy bảo quản thực phẩm thần thánh, nếu dùng sai có thể giết chết bạn...

{keywords}
Tủ lạnh dùng sai có thể giết chết bạn (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân đó lại xuất phát từ chiếc tủ lạnh do chúng ta sử dụng không đúng cách, đặc biệt là thức ăn thừa từ bữa trước, hoặc thực phẩm để lâu ngày, hay quá nhiều thực phẩm sống chín lẫn nhau; nó biến chiếc tủ lạnh tiện lợi thành ổ chứa vi khuẩn khổng lồ.

BS Phúc cho biết trong tủ lạnh luôn tồn tại nhóm vi khuẩn với tên gọi là Psychrophilic Bacteria, người ta hay gọi đó với cái tên ‘vi khuẩn chịu lạnh’.

Vi khuẩn chịu lạnh gồm có hai nhóm. Nhóm vi khuẩn yêu lạnh đó là các vi khuẩn tồn tại được ở những môi trường cực kì khắc nghiệt, đó là các đỉnh núi quá cao so với mặt nước biển, là những vùng cực quả địa cầu có vĩ độ cao, hoặc dưới đại dương rất sâu. Chúng cũng tồn tại ở những nơi quanh năm bị bao phủ bởi tuyết và băng. 

Các nhà thiên văn học rất quan tâm đến vi khuẩn yêu lạnh, bởi nó tạo ra một lí thuyết về khả năng tồn tại sự sống ngoài trái đất, như trên sao hỏa mà loài người vẫn mơ ước có ngày đặt chân đến. Trong địa sinh học, vi khuẩn yêu lạnh cũng cho biết thông tin về quá trình địa cầu hóa.

Nhóm vi khuẩn chịu được lạnh là những vi khuẩn nếu bị đưa vào điều kiện từ 0 - 15⁰C vẫn có thể tồn tại và phát triển, gồm các chủng phổ biến trong tủ lạnh như Listeria, Erysipelas, Pseudomonas, E. coli, trực khuẩn thương hàn Salmonella, Staphylococcus aureus… 

Nếu nhiễm khuẩn Listeria rất nguy hiểm, vi khuẩn thường sinh sôi nảy nở trong tủ lạnh nhưng lại ít người biết đến. Vi khuẩn Listeria monocytogene sẽ bám vào thức ăn và xâm nhập vào đường ruột của con người gây nguy hiểm cho sức khỏe như ngộ độc, thậm chí gây viêm màng não hoặc các vấn đề khác về thần kinh trung ương. 

BS Phúc cho biết khi người ăn phải thực phẩm có chứa các vi khuẩn này sẽ gây ngộ độc với các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt và các triệu chứng toàn thân khác xảy ra sau khi ăn phải thực bị nhiễm khuẩn. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến liệt ruột, nhiễm trùng nhiễm độc nghiêm trọng. 

Nguyên tắc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh 

Nguyên tắc chung khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, cần chú ý thực phẩm sống và chín không được để lẫn dẫn đến thực phẩm bị biến chất hoặc nhiễm khuẩn, không để lâu ngày, không để quá nhiều, phải bọc kín cẩn thận.

Một số loại thực phẩm để vào tủ lạnh ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến thay đổi mùi vị, giảm dinh dưỡng và thậm chí nhanh hỏng hơn, trong khi bảo quản ở nhiệt độ phòng sẽ tốt hơn.

Bánh mì: Bánh mì để trong tủ lạnh rất dễ bị khô, cứng và đóng xỉ, mùi vị không ngon như khi bảo quản ở nhiệt độ thường.

Hạt cà phê: Hạt cà phê để trong tủ lạnh rất dễ hút mùi đặc trưng của các loại thực phẩm khác, đồng thời nhiệt độ giảm đột ngột sẽ khiến hạt cà phê bị tách nước, ảnh hưởng đến mùi thơm, mất đi vị ngọt và không còn đậm đà.

Rượu vang đỏ: Việc bảo quản rượu vang đỏ thích hợp nhất là ở nhiệt độ ổn định khoảng 12℃.

Tương ớt: Tương ớt có thể bảo quản trong lâu dài ở nhiệt độ phòng bình thường.

Mật ong: Mật ong để trong tủ lạnh dễ đẩy nhanh tốc độ kết tinh đường và ảnh hưởng đến mùi vị.

Cà chua: Nếu để cà chua trong tủ lạnh lâu, phần cùi sẽ mềm và phồng rộp, hoặc xuất hiện các đốm đen, héo theo thời gian.

Một số rau củ quả: Khoai tây, khoai lang để trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ cứng lại và tạo ra vị như cát. Cà rốt, bí ngô, các loại rau khác có thể để ở nhiệt độ phòng thoáng, mát, nếu để lâu trong tủ lạnh có thể bị đen và mềm.

Hành tây: Nếu để hành tây trong tủ lạnh quá lâu sẽ dễ bị mất độ ẩm và gây nấm mốc, đồng thời mùi vị của hành tây sẽ ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.

Tỏi: Bảo quản tỏi trong trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp có thể khiến tỏi dễ bị nảy mầm, hư hỏng hoặc mốc, tép tỏi cũng bị mềm nhũn, mất mùi vị. 

Khánh Chi

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !