Từ bỏ thu nhập triệu người mơ vài ngàn USD/tháng để 'ngồi lê' văn phòng, hay cầm cự chờ thị trường nóng trở lại?

Với mức thu nhập 50 triệu đồng trước đây, Phi thấy nghề dẫn tour quá vất vả, chầu chực đêm hôm, đi quá nhiều nên quyết không quay lại nghề. Nhiều bạn trẻ đang cầm cự mưu sinh nghề khác khấp khởi chờ ngày những chuyến bay hạ cánh...

Nguyễn Hà Phi (sinh năm 1995, quê Quảng Trị), có 3 năm làm hướng dẫn viên ở Nha Trang cho khách Trung Quốc. Trước thời điểm dịch Covid-19, Phi từng có mức thu nhập mà nhiều người mơ ước, trên dưới 50 triệu đồng/tháng. Vì thế, khi thất nghiệp vì dịch bệnh khiến Phi chán nản, hụt hẫng. Cô về quê một thời gian rồi lặn lội vào Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, thậm chí ra tận cả Hải Phòng để phỏng vấn tìm việc làm mới.

{keywords}
Cao Văn Hải là hướng dẫn viên, MC dẫn chương trình cho các tour nhưng dịch bệnh khiến Hải phải chuyển sang làm shipper giao hàng, xe ôm công nghệ để có tiền trang trải cuộc sống.

Chật vật một thời gian dài cuối cùng Phi cũng tìm được một công việc ở TP.HCM đó là làm nhân viên chăm sóc khách hàng cho một công ty quảng cáo của Trung Quốc.

Phi kể, nhờ có tiền hoa hồng nên mỗi tháng thu nhập của cô hiện khoảng 15-20 triệu đồng, đủ để trang trải cho cuộc sống.

Dù ngành du lịch đã có một số tín hiệu hồi phục, Việt Nam sẽ mở cửa du lịch từ 15/3 nhưng Phi cho biết, khả năng cô sẽ không quay trở lại với nghề.

“Công ty cũ của tôi vẫn chưa hoạt động trở lại nhưng nếu công ty gọi quay lại làm chắc là tôi cũng sẽ không làm nữa bởi ngành du lịch cần phải một thời gian dài mới có thể phục hồi được. Hơn nữa, khi chuyển qua làm công việc văn phòng, tôi thấy du lịch không còn hợp với mình nữa. Nghề hướng dẫn viên đối với phụ nữ rất cực, đi suốt, thời gian làm việc không kể ngày đêm. Nhất là khi phải đón đoàn vào buổi đêm, nhiều khi máy bay bị delay, việc một mình ngồi chờ ở sân bay suốt đêm là chuyện vẫn thường xảy ra”, Phi tâm sự.

Cũng giống như những người làm du lịch khác, Cao Văn Hải (sinh năm 1993, Hà Nội) cũng rơi vào thất nghiệp bởi dịch Covid-19. Trong 2 năm qua, Hải đã trải qua nhiều công việc như làm môi giới bất động sản, tư vấn bảo hiểm nhân thọ nhưng được một vài tháng phải từ bỏ vì cảm thấy không hợp. Cuối cùng Hải chọn làm xe ôm công nghệ, shipper giao hàng, một công việc để cầm cự, có tiền trang trải cuộc sống và chờ ngày du lịch hồi phục trở lại.

Hải vốn là hướng dẫn viên, MC dẫn chương trình nên khi thấy Hải làm xe ôm, nhiều người cũng không khỏi thắc mắc nhưng đối với anh thì mặc kệ ai nói gì, không ngại khó, không ngại khổ, gạt bỏ sỹ diện, việc gì kiếm được ra tiền nuôi được gia đình, không vi phạm pháp luật thì làm.

Thỉnh thoảng Hải cũng dẫn tour, làm MC khi có người cần. Còn lại hầu như ngày nào Hải cũng chạy xe máy khắp ngõ ngách ở Hà Nội, từ 8h sáng đến khoảng 20h đêm. Theo lời Hải, tháng nào chăm chỉ thì Hải cũng kiếm được khoảng 6-7 triệu đồng.

“Nghề shipper, xe ôm vất vả, nguy hiểm vì phải chạy xe máy liên tục trên đường nhưng nó cũng giống với nghề hướng dẫn viên là thoải mái tự do, không bị gò bó. Chỉ có điều dạo này giá xăng lên cao quá, chạy nhiều mà lãi chẳng được mấy. Cũng may là mình ở Hà Nội nên không phải lo tiền thuê nhà như các đồng nghiệp khác, chứ với mức thu nhập hiện tại thì nhiều lúc túng thiếu cũng phải vay mượn tiền của anh em, bạn bè rồi trả dần”, Hải tâm sự.

{keywords}
Ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nhưng Lê Công Thành vẫn yêu nghề, mong chờ ngày quay trở lại

Anh Lê Công Thành (29 tuổi, Hà Nội), chuyên tour outbound (đưa khách Việt đi du lịch nước ngoài) tâm sự, hai năm qua, anh chứng kiến rất nhiều đồng nghiệp đã chuyển sang làm công việc mới. Bản thân Thành trong năm 2020 sau khi đóng đường bay quốc tế đã nhanh chóng chuyển sang dẫn tour nội địa. Dù thu nhập giảm 50% nhưng vẫn may mắn có việc. Còn năm 2021 thì coi như nghỉ nguyên cả năm.

 “Đã rất nhiều lần tôi trăn trở có nên từ bỏ hay tiếp tục với nghề không nhưng dịch bệnh khiến các ngành khác cũng bị ảnh hưởng, các công ty tối giản nhân sự. Ngoài ra do chuyên môn ngành nghề khác nhau nên khi chuyển nghề, tìm công việc mới rất khó khăn. Trong năm qua, tôi phải sử dụng khoản tiền trước đây tích luỹ ra để tiêu chứ không còn cách nào khác”, Thành tâm sự.

{keywords}
Lê Công Thành (bên trái ngoài cùng) trong chuyến đưa khách Việt du lịch nước ngoài

Cũng theo Thành, trong năm qua Thành đã thử đầu tư chứng khoán, đất đai và may mắn là có lãi kha khá giúp Thành đỡ áp lực hơn trong thời gian thất nghiệp. Đồng thời, Thành cố gắng trau đồi kiến thức nghiệp vụ với hi vọng quay trở lại nghề với một trạng thái tốt nhất.

“Hiện nay có nhiều nguồn tin tích cực như sắp tới đường bay quốc tế sẽ mở cửa hoàn toàn, bỏ giới hạn tần suất chuyến bay. Như thị trường Dubai hiện nay đã mở cửa, công ty tôi đã có đoàn khách đi du lịch Dubai. Vì vậy tôi rất mong chờ, háo hức ngày trở lại”, anh Thành nói.

Còn anh Nguyễn Văn Long (quê Nghệ An), làm hướng dẫn viên inbound (đón khách quốc tế đến Việt Nam) tâm sự nửa đùa nửa thật: “Cũng may mà tôi kịp lấy vợ ngay trước khi dịch bùng phát, chứ với tình trạng thất nghiệp thì chắc tôi vẫn ế đến tận bây giờ”.

{keywords}
Anh Nguyễn Văn Long dẫn đoàn khách tham quan du lịch Việt Nam thời điểm năm 2019

Anh Long kể, trong 2 năm qua anh chủ yếu phụ vợ bán hàng online, đi giao hàng. Ngoài ra nhờ khoản tiền tích luỹ từ trước, anh đầu tư vào mảng bất động sản nên cuộc sống của anh không đến nỗi quá chật vật. Tuy nhiên, anh vẫn muốn quay lại với nghề.

“Bao nhiêu năm nay mình nói chuyện, ăn uống, tiếp xúc với người Tây nhiều hơn người Việt nên giờ để bắt đầu thay đổi, tìm một công việc mới phù hợp rất khó. Hơn nữa, du lịch nó còn là đam mê, tôi nhớ từng cung đường, chỉ mong được sớm trở lại. Rất nhiều vị khách của tôi họ vẫn thường xuyên liên lạc qua Facebook, dịch bệnh lịch bị hoãn hết lần này đến lần khác, họ vẫn đang chờ ngày đường bay được nối lại để đến Việt Nam” anh Long nói.

Theo thống kê của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, năm 2020 doanh nghiệp du lịch cắt giảm 70-80% lực lượng lao động. Năm 2021, số lượng người làm đủ thời gian còn 25% so với năm 2020.

Diệu Thuỳ

Bờ Hồ, Văn Miếu Hà Nội nhộn nhịp khách trở lại dịp cuối tuần

Bờ Hồ, Văn Miếu Hà Nội nhộn nhịp khách trở lại dịp cuối tuần

Các điểm du lịch, di tích ở Hà Nội như bờ hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, đền Ngọc Sơn... đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại, nhất là thời điểm cuối tuần.

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !