Truyền thông về y tế cũng phải tích cực “ba cùng”…

Công tác vận động quần chúng nói chung và truyền thông y tế nói riêng của các đơn vị quân đội phải có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và nhất là sự vào cuộc của điạ phương các cấp, trước hết là cấp ủy và chính quyền cơ sở.

Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế là một trong những chiến lược hợp tác quan trọng giữa Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Y tế. Báo Infonet xin trích đăng những bài phát biểu có ý nghĩa trong việc tăng cường hiệu quả tuyên truyền trong lĩnh vực y tế. 

Đây là những bài phát biểu nằm trong hội thảo Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế.

Dưới đây là bài phát biểu của Nhà văn, Đại tá Mai Nam Thắng (Báo Quân đội nhân dân)

Truyền thông về y tế cũng phải tích cực “ba cùng”… - ảnh 1
I. Ngày nay, dẫu các phương tiện truyền thông bùng nổ như bão táp và các phương tiện nghe nhìn có thể mang cả thế giới đến tận giường ngủ của mỗi người, thì riêng trong công tác truyền thông về y tế, phương pháp tác động trực tiếp giữa người tuyên truyền với các đối tượng được tuyên truyền vẫn là biệp pháp hữu hiệu và cần thiết hơn cả.

Bởi vì rằng, trong lĩnh vực này thì đối tượng cần được tuyên truyền là những người ở vùng cao, vùng sâu, xa các trung tâm văn hóa, thiếu thông tin, dân trí thấp, còn nhiều tập tục lạc hậu v.v… 

Mà thông thường ở đâu thì các loại đối tượng này cũng chiếm số đông. Huống hồ như nước ta, 85% dân số là nông dân và ngư dân sống ở các vùng nông thôn và miền núi, hải đảo; với tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo nhiều nơi trên 50% số hộ gia đình. 

Bởi vậy công việc tuyên truyền, hướng dẫn các hoạt động về chăm sóc y tế đối với họ tốt nhất là những biện pháp trực quan cụ thể, “cầm tay chỉ việc”, nói đi đôi với làm, “trăm nghe không bằng một thấy”… 

Và có thể nói rằng: Với loại hình tuyên truyền về y tế trên đây, thì các cơ quan và đơn vị quân đội là một trong những lực lượng tiến hành tích cực, thường xuyên và hiệu quả nhất. Điều này bắt nguồn từ bản chất của quân đội ta là từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. 

QĐND Việt Nam là đội quân chiến đấu, đội quân lao động và đội quân công tác. Trong đó, hoạt động tuyên truyền về y tế là một nội dung quan trọng của công tác vận động quần chúng, xây dựng địa bàn vững mạnh để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc theo đường lối chiến tranh nhân dân. 

Phương châm vận động quần chúng của bộ đội là “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nhân dân và phương thức này đã trở thành một trong những nét đẹp truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ.

Có lẽ, không cần thiết phải nêu ra đây những hình ảnh sinh động của đội quân công tác Bộ đội Cụ Hồ trong công tác truyền thông y tế đã quá quen thuộc với các thế hệ nhân dân ta, như: Những thầy thuốc quân hàm xanh nơi biên giới, hải đảo được đồng bào địa phương mến phục vì giỏi hơn thầy cúng, thầy mo. 

Những trạm xá quân-dân y là địa chỉ tin cậy của đồng bào khắp miền xuôi, miền ngược. Những chuyến hành quân dã ngoại của bộ đội về các làng bản vừa kết hợp huấn luyện chiến đấu với xây dựng bản làng xanh-sạch-đẹp, an toàn và văn hóa. 

Những cuộc ra quân phòng chống dịch bệnh, khám và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân của các Quân y viện v.v… 

Trong các hoạt động thường xuyên trên đây, các tổ đội công tác và các thầy thuốc bộ đội không chỉ khám bệnh, cấp thuốc, điều trị cho dân; dập tắt các ổ dịch và nguy cơ gây bệnh… mà còn tích cực tuyên truyền vận động nhân dân ăn ở vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh, từ bỏ các tập tục lạc hậu phản khoa học ảnh hưởng sức khỏe và đời sống v.v… 

Đồng thời, các lực lượng trên đây còn tích cực tuyên truyền, phố biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân, chính sách về bảo hiểm y tế, thực hiện kế hoạch hóa gia đình v.v... 

Đặc biệt ngày nay, công tác truyên truyền vận động nhân dân trong lĩnh vực y tế, các đơn vị quân đội còn quan tâm vận động bà con cảnh giác với những tin đồn thất thiệt, những thông tin sai lệch, những quảng cáo quá lời… lan truyền trên mạng và trong dư luận, khiến bà con hoang mang nhẹ dạ dẫn đến “tiền mất tật mang”, nguy hại hơn là gây xáo trộn đời sống cộng đồng, ảnh hưởng an ninh chính trị và trật tự xã hội.

II. Thực tiễn công tác vận động quần chúng nói chung và truyền thông về y tế nói riêng của “Đội quân công tác” Bộ đội Cụ Hồ trong nhiều năm qua, cho thấy:

1. Để công tác truyền thông về y tế của các tổ đội công tác đạt hiệu quả thiết thực, trước hết lãnh đạo và chỉ huy các đơn vị phải hết sức quan tâm đến lĩnh vực này; coi đây là một nội dung quan trọng trong công tác vận động quần chúng, từ đó có kế hoạch, nội dung cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời điểm, từng địa bàn thích hợp… và phải coi đây là một tiêu chí phấn đấu trong phong trào thi đua quyết thắng của đơn vị. 
 
2. Trong thời đại ngày nay, công tác vận động quần chúng của bộ đội trong lĩnh vực y tế có thể kết hợp các phương thức, phương tiện hiện đại như phim ảnh, clip vi-đi-ô, loa đài, mô hình, biểu đồ trực quan… với phương pháp truyền thống là “tuyên truyền miệng”, hướng dẫn trực tiếp… 

Tuy nhiên, dù có điều kiện kết hợp như trên hay không thì bộ đội cũng nhất thiết phải “ba cùng” với nhân dân. Chỉ có cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân thì mới nắm rõ tâm tư, hoàn cảnh, tập tục của từng đối tượng, ở từng địa bàn; từ đó công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn y tế cho nhân dân mới phù hợp và hiệu quả. Đặc biệt, chỉ có ba cùng như vậy thì bộ đội mới được nhân dân yêu quý, tin cậy mà nghe theo và làm theo.

3. Công tác vận động quần chúng nói chung và truyền thông y tế nói riêng của các đơn vị quân đội phải có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và nhất là sự vào cuộc của điạ phương các cấp, trước hết là cấp ủy và chính quyền cơ sở. 

Đây vừa là nguyên lý của mọi phong trào cách mạng, vừa là bài học thực tiễn của Đội quân công tác Bộ đội Cụ Hồ suốt hơn 70 năm qua, đồng thời cũng là yêu cầu bắt buộc của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và điều kiện mới.

Tuy nhiên, sự phối hợp quân-dân trong lĩnh vực truyền thông y tế cũng đang có nhiều biểu hiện cần được chấn chỉnh, tăng cường hơn nữa; tránh tình trạng ỷ lại, phó mặc việc ai nấy làm và tâm lý “nước sông, công lính”; từ đó dẫn đến những chồng chéo, “lệch pha” trong thực hiện các dự án truyền thông y tế, gây lãng phí và kém hiệu quả, không phát huy được sức mạnh tổng hợp cộng hưởng giữa các tổ đội công tác của quân đội với các lực lượng chức năng và các tổ chức đoàn thể quần chúng địa phương. 

Xin nêu một ví dụ nhỏ: Hằng năm các bệnh viện lớn của quân đội thường có các đợt hành quân dã ngoại về nông thôn, miền núi khám chữa bệnh cho nhân dân, kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phòng ngừa dịch bệnh, triển khai các dự án về y tế cộng đồng… 

Hoạt động này sẽ rất khó khăn nếu không có sự phối hợp chặt chẽ của ngành Y tế địa phương và chính quyền sở tại trong việc cung cấp các số liệu về y tế cũng như đặc điểm tự nhiên-xã hội trên địa bàn. 

Chỉ riêng việc bất đồng ngôn ngữ, bộ đội không thể cùng nói tiếng dân tộc với bà con, thì việc cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con sẽ rất khó khăn trở ngại.

Nhân đây cũng xin nói thêm rằng: Ngoài phương pháp tuyên truyền vận động trực tiếp theo phương thức “3 cùng” trên đây, Quân đội nhân dân Việt Nam còn có nhiều kênh truyền thông về y tế cũng hết sức tích cực và hiệu quả, thông qua các ấn phẩm và phương tiện truyền thông của quân đội, như: Tạp chí Quân y; Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Trung tâm Phát thanh và truyền hình Quân đội, Báo Quân đội nhân dân v.v… 

Chỉ nói riêng Báo Quân đội nhân dân của chúng tôi hiện nay có 4 ấn phẩm là: Báo Quân đôi nhân dân hằng ngày, Báo Quân đội nhân dân cuối tuần, Nguyệt san Sự kiện-Nhân chứng và Báo Quân đội nhân dân điện tử. 

Ngoài chuyên mục thường kỳ là “Nói chuyện sức khỏe” hướng dẫn bộ đội và nhân dân cách phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe… các ấn phẩm trên đây còn thường xuyên đăng các tin, bài, ảnh, phóng sự… giới thiệu những tấm gương tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác y tế, những thành tựu y học mới trong và ngoài quân đội được xã hội quan tâm. 

Xin kể một câu chuyện nhỏ: Cách nay 2 năm, Báo Quân đội nhân dân có bài viết giới thiệu về Trung tâm hỗ trợ hiếm muộn của Học viện quân y, thế là chỉ một thời gian ngắn, trung tâm đã trở nên “quá tải” bởi khách hàng quân-dân trong cả nước đến liên hệ xin tư vấn và can thiệp giúp đỡ. 

Riêng trong quân đội, Bộ Quốc phòng đã có một văn bản chỉ thị về việc tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ cho các gia đình quân nhân hiếm muộn và đến nay nhiều gia đình đã đạt được kết quả mong muốn, rất hạnh phúc. 

Mong rằng, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông và các ngành chức năng ở các cấp quan tâm hơn nữa đến các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình quân đội, coi đây cũng là những công cụ của ngành trong công tác truyền thông về y tế, tạo điều kiện cho báo chí quân đội phát huy thành tích và ưu điểm hơn nữa trong công tác này.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !