Truyền thông làm gì để y đức được tôn vinh?

Làm thế nào để thông tin về y tế đạt hiệu quả truyền thông, đồng thời phản biện, góp ý để dịch vụ y tế tốt hơn?

Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế là một trong những chiến lược hợp tác quan trọng giữa Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Y tế. Báo Infonet xin trích đăng những bài phát biểu có ý nghĩa trong việc tăng cường hiệu quả tuyên truyền trong lĩnh vực y tế. 

Đây là những bài phát biểu nằm trong hội thảo Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế.

Dưới đây là bài phát biểu của bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy Trưởng ban Khoa giáo, Báo Đại Đoàn kết


Bác sĩ cần y đức thì nhà báo cũng cần có đạo đức khi xử lý thông tin. Những tiêu cực của ngành y, không thể phủ nhận, là đã và đang tồn tại. Nhưng có lẽ phải nhìn ra mạch chảy chính của Ngành, vẫn là hàng ngàn hàng vạn bác sĩ ngày đêm tận tâm trị bệnh cứu người theo đúng chức phận của họ. 

Truyền thông làm gì để y đức được tôn vinh? - ảnh 1

Tình trạng bệnh tật của người Việt Nam lúc này quả là đáng báo động. Nhu cầu khám chữa bệnh đang rất lớn. Đây là một trong những lý do để hễ thấy ở đâu có lời đồn chữa bệnh là rất nhiều người tìm đến.

Việc này có nguyên nhân từ sự gia tăng dân số, từ ô nhiễm môi trường, từ ô nhiễm thực phẩm… Nói cho cùng trong việc dễ bị mắc bệnh của người dân hiện nay có cả phần lỗi trong y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng của cả ngành y tế nhưng lại không phải lỗi trực tiếp của bác sĩ điều trị. 

Có nghĩa là việc ai đó mắc bệnh không phải do bác sĩ gây ra. Thậm chí, họ còn đang phải làm cái việc là chữa trị cho những tổn thương của người khác. Có lẽ phải thấu hiểu điều này, xã hội mới có cái nhìn đúng đắn hơn để không vơ đũa cả nắm, không phủ nhận sạch trơn y đức.

Đúng là trong xã hội, nghề y cũng là một nghề. Và giáo dục và y tế - 2 lĩnh vực dân sinh quan trọng bậc nhất đã bị chìm vào cơn chếch choáng của thời mở cửa khi bước ra khỏi thời bao cấp. 

Cơn lốc của thị trường trong những năm đầu tác động dữ dội vào ngành y vốn trước đó suốt cả thời bao cấp dài bác sĩ giỏi hay bác sĩ trung bình đều thu nhập đồng đều như nhau. 

Y tế vẫn được Nhà nước giữ lại bao cấp nhưng cả xã hội thì thị trường nhốn nháo đã tất yếu tác động trở lại. Không khỏi xuất hiện nạn phong bì, phong bao, sách nhiễu và hành người bệnh… Đó là thực tế dù không muốn chúng ta vẫn phải thừa nhận một cách đau xót. 

Nhưng chắc chắn nếu bây giờ được hỏi, nhiều người trong chúng ta đã từng đi khám chữa bệnh hay có người nhà đi khám chữa chữa bệnh, đều phải thừa nhận rằng dòng chảy chủ đạo, mạch chủ lưu vẫn là hàng ngàn y bác sĩ ở khắp các cơ sở y tế trong cả nước vẫn hết lòng hết sức thực hiện y đức của mình. 

Nói điều này không phải vì cách đây vài tháng, trong Đại hội Thi đua yêu nước ngành y tế chúng ta nhìn thấy 1.200 điển hình tiên tiến. Cũng không phải vì cũng năm vừa rồi, các bác sĩ đã thành công trong những ca ghép tạng cực khó... Mà bởi vì mỗi ngày, các y bác sĩ vẫn làm việc giản dị như mọi ngày và chúng ta tin rằng phần lớn trong số họ đều làm việc đúng với 2 từ Y đức.

Xu hướng xã hội hoá hiện nay đang ngấm đủ để phân chia công bằng thứ bậc trong ngành y. Bác sĩ càng giỏi, càng trách nhiệm và càng uy tín thì thu nhập càng cao. Chúng ta không nên và không thể quan niệm rằng bác sĩ phải nghèo mới có y đức. Chính sự đãi ngộ công bằng mới là nền tảng bền vững của y đức.

Cũng như về phần mình, các bác sĩ cũng không nên quan niệm chỉ có chế độ của Nhà nước mới là đãi ngộ. Bác sĩ giỏi, tài năng được xã hội trọng vọng, được nhiều cơ sở y tế khác mời chữa bệnh, được hưởng thù lao cao do người bệnh chi trả (dưới hình thức viện phí ở các cơ sở y tế tư nhân hoặc tiền cảm ơn ngoài viện phí ở các cơ sở y tế Nhà nước) chính là sự đãi ngộ xứng đáng của xã hội.

Trở về với chủ đề chính là cuộc hội thảo, vậy, truyền thông đang làm gì để một mặt góp phần làm cho dịch vụ y tế tốt hơn, tử tế hơn; mặt khác giúp xã hội hiểu rõ, có cái nhìn chính xác về ngành y tế? 

Có thể nói ngay rằng trong nhiều năm qua về cơ bản truyền thông đã đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của ngành y, thông tin kịp thời về các thành tựu y học nước nhà. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề. Ví dụ đôi khi truyền thông khiến người ta nhìn vào ngành y tế chỉ thấy có nạn phong bì và hách dịch người bệnh, chỉ thấy có thờ ơ, tắc trách…

Cụ thể như trong vấn đề tiêm chủng, nếu thông tin trên truyền thông không đúng mực, có thể làm phá sản tính ưu việt, nhân văn của chương trình tiêm chủng mở rộng đã được chúng ta dày công thực hiện trong nhiều năm chỉ vì những thông tin về tử vong sau tiêm chủng v.v…

Làm thế nào để thông tin về y tế đạt hiệu quả truyền thông, đồng thời phản biện, góp ý để dịch vụ y tế tốt hơn?

Theo chúng tôi, nếu trong ngành Y tế chúng ta đòi hỏi y đức thì trong lĩnh vực truyền thông, đạo đức của nhà báo, của phóng viên cũng cần sự đòi hỏi tương tự. Chúng ta nhìn thấy gì sau một ca tai biến y khoa của một bác sĩ giỏi đã từng thành công hàng ngàn ca trước đó? 

Cùng một vấn đề có những góc nhìn khác nhau để cho ra những cách hiểu khác nhau. Cá nhân mình tôi đã từng chứng kiến vẻ mặt rất buồn của một bác sĩ chủ nhiệm khoa của một bệnh viện ngoại khoa hàng đầu ở Việt Nam khi ông bị treo dao mổ 6 tháng. 

Ông đã thành công hàng ngàn ca trước đó và đến ca này thì ê kíp mổ quên 1 chiếc gạc. Bệnh nhân sau đó điều trị ở 1 bệnh viện tư và họ muốn nhân sự kiện này để “dìm hàng” bệnh viện công hàng đầu ấy. Và với sự hỗ trợ của truyền thông, các phóng viên xông vào “đánh hội đồng” vị bác sĩ. 

Đương nhiên, trước hết là ông và ê kíp mổ có lỗi, dù lý giải cách nào. Nhưng không thể phủ nhận sạch trơn tài năng cũng như quy ông vào những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức một cách dữ dội như hồi ấy báo chí đã làm. 

Thái độ của dư luận, phản ứng của người dân đối với những tai biến y khoa và những điều mà người dân chưa hài lòng với y tế, lỗi trước hết thuộc về ngành Y tế chưa làm tốt. Nhưng cũng có cả một phần lỗi của truyền thông khi thổi phồng nhiều câu chuyện không đáng, và chưa làm cho người dân hiểu được những yếu tố đặc thù của Ngành y tế.

Tôi đã từng xin gặp để trao đổi về bệnh của người nhà với một giáo sư hàng đầu về điều trị ung thư. Và có không ít hôm, ông vừa ăn trưa vừa tiếp người nhà bệnh nhân, một suất cơm hộp đạm bạc. Vị giáo sư vừa ăn vừa giải thích, người nhà bệnh nhân xếp một hàng dài trước cửa chờ. Dù ái ngại mọi người đều phải vào bởi vì ông bảo chỉ có cách đấy, ông mới có đủ thời gian.

Ngành y là một nghề nghiệp. Nhưng trong xã hội có những nghề được trọng vọng hơn nghề khác mà bất kì ai khi lựa chọn đó là nghề nghiệp cho mình buộc phải tuân theo những qui định phù hợp với sự trọng vọng ấy. Y đức không phải là lúc nào cũng là sự hy sinh và tận hiến. Y đức đơn giản là chữa bệnh tử tế. 

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !