Trường mầm non Hà Nội mở cửa nhưng... lo thiếu học sinh

Tuần đầu mở cửa trường mầm non, nhiều gia đình còn tâm lý e ngại nên chưa đồng ý cho con tới lớp.

Theo quyết định mới nhất của UBND TP Hà Nội, toàn bộ trẻ mầm non ở các quận/huyện/thị xã trên địa bàn Thủ đô sẽ được trở lại trường học trực tiếp từ ngày 13/4.

Sau gần 1 năm phải tạm đóng cửa để phòng tránh dịch Covid-19, các cơ sở giáo dục mầm non đang tập trung rà soát lại toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập để sửa chữa, mua mới, sẵn sàng đón trẻ trở lại trường. 

Cùng với nỗi lo làm sao đón học sinh quay lại trường an toàn nhất, nhiều giáo viên cũng lo lắng vì số lượng học sinh đăng ký đi học lại cũng khá ít.

Chị Nguyễn Thu Trà  - giáo viên Trường mầm non Ngôi nhà trẻ thơ (Hà Nội) đang chuẩn bị trở lại dạy học vào ngày 13/4 tới. Những ngày này, chị Trà đã cùng các đồng nghiệp đến trường để dọn dẹp, lau rửa đồ chơi, giặt lại chăn màn, vệ sinh dụng cụ học tập để sẵn sàng đón các bé quay lại trường.

Thời gian qua, chị Trà phải ở nhà trông con nhỏ và nhận thêm một số bé đều là hàng xóm để trông với mức thu nhập 120 nghìn/ngày/học sinh, một tháng chị cũng có thu nhập khoảng 10 triệu.

“Trường mở cửa trở lại, giáo viên mầm non như tôi có công việc ổn định, có thu nhập, nhưng chắc chắn thời gian đầu sẽ rất khó khăn, do đa số học sinh đã nghỉ, không trở lại trường, nên trường phải tuyển sinh mới. Nhiều học sinh mới sẽ chưa quen với trường lớp, các cô nên các con sẽ quấy khóc nhiều, giáo viên như chúng tôi sẽ mệt hơn”, chị Trà nói cho hay. 

Điều mà nữ giáo viên này lo lắng nhất là, trước đây, khi chưa đóng cửa, cơ sở giáo dục tư thục mà chị Trà làm có khoảng 70 trẻ chia 5 lớp. Khi trường phải tạm đóng cửa do dịch COVID-19, nhiều bố mẹ đã gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp.

“Tâm lý nhiều phụ huynh là thời gian đầu mở cửa là chưa muốn con đến trường ngay vì chờ lớp học thực sự nền nếp, ổn định. Vì vậy, trường tôi lo trường sẽ thiếu học sinh vì qua phản hồi của các phụ huynh, hiện chỉ khoảng 30% phụ huynh đồng ý cho các con trở lại trường thời gian đầu khi trường mở cửa trở lại. Học sinh ít đương nhiên thu nhập của giáo viên như tôi sẽ bị ảnh hưởng”, chị Trà lo lắng.

{keywords}
 Giáo viên lo thiếu học sinh những tuần đầu khi đón học sinh

Cùng chung tâm trạng trên, cô giáo Nguyễn Thị Mai - chủ cơ sở mầm non Hoa Mặt Trời (Hà Nôi) cũng cho biết qua thăm dò hiện chỉ có khoảng 40% phụ huynh đồng ý cho con quay lại trường.

"Thời gian này chúng tôi đang tập trung thêm cả công tác tuyển sinh, đón học sinh mới nhưng nhiều phụ huynh cũng không quá mặn mà với thời gian đầu nhà trường mở cửa", cô Mai chia sẻ.

Tập huấn phương án đón trẻ

Cô Nguyễn Thị Tuyết Lan - Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú Thị (huyện Gia Lâm) cho hay đơn vị này đang xây dựng các phương án đón học sinh theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT thành phố và chỉ đạo từ Phòng GD&ĐT huyện. 

Theo cô Lan, nhà trường sẽ phải huy động toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác đón trẻ vào mỗi sáng. Tận dụng các đồ dùng có sẵn để phân luồng học sinh từ cổng trường. Khi đó, mỗi lớp sẽ phải có một cô ở dưới sân và một cô ở trên lớp. Trẻ ở lớp nhà trẻ lần đầu đến trường thường sẽ hay quấy khóc nên khi chia nhân lực ra như vậy cũng sẽ gặp đôi chút khó khăn. Do đó, nhà trường sẽ phải linh hoạt để khắc phục bằng cách cô giáo các lớp cùng giúp nhau đón trẻ. 

"Hiện có một số cô giáo đang nghỉ thai sản, một nhân viên y tế của trường phải kiêm thêm công việc văn phòng nên sẽ rất vất vả trong những ngày tới. Dự kiến trong tuần tới sẽ có hơn 400 trẻ đến lớp. Nếu muốn huy động thêm lực lượng ngoài nhà trường như phụ huynh, đoàn thanh niên để hỗ trợ đón trẻ cũng rất khó. Bởi theo quy định, chỉ những cán bộ, nhân viên trực thuộc trong trường mới được tham gia hoạt động đón trẻ để đảm bảo phòng chống dịch. Chúng tôi sẽ tiếp tục tính toán để có phương án phù hợp", Tuyết Lan nhấn mạnh. 

Trước đó, để chuẩn bị cho cấp học mầm non trở lại trường, Sở GDĐT TP Hà Nội đã chỉ đạo phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã lấy ý kiến cha mẹ trẻ mầm non, kết quả đã có hơn 80% cha mẹ trẻ mầm non thống nhất cho các cháu đi học trực tiếp tại trường.

Việc đi học trực tiếp thực hiện trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh, tổ chức hoạt động bán trú, dạy học 2 buổi/ngày.

Các trường học, các cơ sở giáo dục phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch diễn tập xử lý khi có tình huống cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh là F0; tổ chức tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn trước và sau buổi học…
Trường mầm non tư thục Hà Nội 'đau đầu' tìm kiếm giáo viên

Trường mầm non tư thục Hà Nội 'đau đầu' tìm kiếm giáo viên

Ngày 13/4 tới Hà Nội chính thức cho phép trường mầm non mở cửa trở lại sau 1 năm đóng cửa vì dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường mầm non tư thục gặp tình trạng thiếu giáo viên do các cô đã chuyển nghề.

Hoàng Thanh

Hà Nội dự kiến chi hơn 250 tỷ đồng nâng cấp Trường THPT Chu Văn An

UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) dự kiến chi 251,6 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An.

Bị 8 bạn cùng trường đánh nhập viện, nam sinh lỡ kỳ thi lớp 10

Sau khi bị một nhóm bạn đánh hội đồng, nam sinh Trần Văn V. phải nhập viện điều trị, không thể tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Đi tắm biển nam sinh lớp 9 bị đuối nước, tử vong

Trong lúc cùng nhóm bạn đi chơi, nướng đồ ăn trên biển, em T. xuống tắm và bị đuối nước. Thi thể nạn nhân xấu số được tìm thấy ngay trong đêm.

Vụ học sinh lớp 4 tử vong ở Hải Dương: Phát hiện sự cố về điện

Khu vực học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Thanh Bình (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) ngã xuống bất tỉnh đã có sự cố rò rỉ điện từ hệ thống màn hình LED ra khung với mức điện áp đo được là 220V.

Bí thư đoàn xã cõng nữ sinh khuyết tật vào phòng thi lớp 10

Một nữ sinh tại Nghệ An mắc căn bệnh xương thuỷ tinh, teo cả 2 chân được các tình nguyện viên tận tình giúp đỡ, đưa đón trong suốt quá trình tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2

Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè

Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.

Đang cập nhật dữ liệu !