Trung Quốc sẽ sớm bỏ cách ly dài ngày và xét nghiệm diện rộng để ngăn Covid-19?

Trung Quốc kiên định thực hiện cách ly dài ngày và xét nghiệm diện rộng để ngăn Covid-19, dù nhiều nước khác đã thay đổi phương thức chống dịch. 

Trung Quốc vẫn đang là một trong những quốc gia thi hành chính sách cách ly dài ngày nhất trên thế giới để phòng Covid-19. Đây cũng là một phần trong chính sách “không ca nhiễm Covid-19” của Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng khẳng định chính sách này đã thành công khi duy trì số ca tử vong vì Covid-19 trong nước ở mức thấp.

{keywords}
Trung Quốc kiên định thi hành chính sách "không ca nhiễm Covid-19" và tiếp tục thực hiện cách ly dài ngày. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Theo chiến lược “không ca nhiễm Covid-19”, những ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và người có tiếp xúc gần ngay lập tức bị đưa đi cách ly. Ngoài ra, khu dân cư có hàng triệu người sinh sống nằm trong vùng có ca bệnh liên tục được làm xét nghiệm Covid-19.

Bên cạnh đó, những người di chuyển tới Trung Quốc cũng đang phải thực hiện quy định tự cách ly với khoảng thời gian dài hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới.

Cách ly ở Trung Quốc dài bao lâu?

Thời gian cách ly phụ thuộc vào quyết định của từng thành phố và tỉnh ở Trung Quốc, nhưng đa phần áp dụng quy định cách ly ít nhất là 21 ngày.

Cụ thể, khi tới thủ đô Bắc Kinh, người dân phải cách ly 14 ngày tại khách sạn, sau đó là 7 ngày ở nhà hoặc ở khách sạn và thêm 7 ngày “giám sát sức khỏe”.

Khi tới thành phố Thâm Quyến, những người dân ở đặc khu hành chính Hong Kong sẽ phải cách ly 14 ngày và thêm 7 ngày giám sát các triệu chứng tại nhà.

Một số tỉnh thành khác của Trung Quốc còn áp dụng quy định cách ly dài ngày hơn. Những người tới thành phố Thẩm Dương sẽ phải trải qua 28 ngày cách ly tại khách sạn, và sau đó thêm 28 ngày giám sát sức khỏe tại nhà.

Giới khoa học nói gì?

Thời gian cách ly hiện được tính dựa trên thời gian ủ bệnh tức là từ lúc tiếp xúc với virus cho tới khi phát triệu chứng.

Đối với chủng Covid-19 đầu tiên thời gian ủ bệnh là khoảng 6 ngày, biến chủng Alpha là khoảng 3 ngày và biến chủng Delta là 4 ngày, theo nghiên cứu vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát ở tỉnh Quảng Đông từ tháng 5 – 6 và được công bố trên tạp chí EClinicalMedicine.

Còn theo Cơ quan Y tế Hong Kong, phần lớn người mắc Covid-19 phát triệu chứng trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus, và 5 ngày phát bệnh là phổ biến nhất.

Liên quan tới quy định 21 ngày cách ly, nhà dịch tễ học Ben Cowling và nhà virus học Jin Dong-Yan tại Đại học Hong Kong nhận định không có bằng chứng khoa học nào chứng minh quy định này là hợp lý. Theo ông Cowling, cách ly 10 ngày là cần thiết và 14 ngày thực hiện cách ly là “quá đủ”.

Còn theo ông Jin, thời gian cách ly cần được rút ngắn hơn đối với những cá nhân đã tiêm phòng vắc xin Covid-19 đầy đủ.

Các chuyên gia cũng lo ngại khoảng thời gian 21 ngày cách ly tại khách sạn có thể làm gia tăng mối lo về vấn đề đảm bảo vệ sinh hoặc làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm virus ngay tại khách sạn. Hồi đầu tháng này, các cơ quan y tế Hong Kong cho biết đang tăng cường thêm nhiều biện pháp để ngăn chặn sự lây lan virus corona ngay tại khách sạn được dùng làm khu cách ly sau. Động thái này được đưa ra sau khi một người đàng ông bị nghi đã nhiễm biến thể Delta từ người hàng xóm, sau khi hai người này mở cửa phòng để lấy thức ăn trong quá trình cách ly tại khách sạn.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp hiếm gặp là người mang virus corona mất tới hơn 14 ngày mới phát bệnh. Điển hình, hồi tháng 10, một người phụ nữ được chẩn đoán mắc Covid-19 vào ngày thứ 26 kể từ khi cô này từ Mỹ về Hong Kong.

Trung Quốc sớm cắt ngắn thời gian cách ly?

Chính quyền các địa phương ở Trung Quốc chưa có bất cứ thông báo nào cho thấy sẽ sớm cắt giảm thời gian cách ly. Thậm chí, một số nơi như thành phố Quảng Châu, các quy định cách ly còn được siết chặt hơn do sự bùng phát của dịch Covid-19 hồi tháng 10.

Chính phủ Trung Quốc cũng không nhắc tới việc sẽ sớm gỡ bỏ các quy định giới hạn ở biên giới. Tuy nhiên, chuyên gia các bệnh hô hấp Zhong Nanshan cho hay Trung Quốc có thể tái mở cửa nếu như tỷ lệ tử vong vì Covid-19 được kiểm soát ở mức 0,1%.

Hiện tỷ lệ tử vong trên toàn cầu vì Covid-19 là khoảng 2% trong tháng 11, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. Những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cũng thấp hơn.

Cụ thể, tại Anh, tỷ lệ tử vong do nhiễm biến chủng Delta đối với những người đã tiêm phòng vắc xin Covid-19 là từ 0,14 – 0,18%.

{keywords}
Cách ly và xét nghiệm diện rộng là hai phương thức Trung Quốc duy trì thi hành kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. (Ảnh: SCMP)

Thời gian cách ly tại các quốc gia khác

Với những nước chọn phương án "sống chung với Covid-19", thời gian cách ly được thực hiện ngắn hơn hoặc được miễn tùy trường hợp. Như ở Anh, những người chưa tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ chỉ được yêu cầu cách ly 10 ngày. Những người đã tiêm đủ liều sẽ hoàn toàn không phải thực hiện cách ly.

Trong khi đó, tại Mỹ, các biện pháp cách ly tại mỗi bang và thành phố lại khác nhau. Những người tới bang New York và California sẽ không chịu bất cứ giới hạn nào, nhưng chính quyền địa phương khuyến khích những người chưa tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 nên cách ly 7 ngày.

Hay như Singapore cho phép những du khách đã tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19 được nhập cảnh vào nước này mà không phải thực hiện cách ly, nếu họ tới từ một số nước như Mỹ, Australia và Hàn Quốc. Những du khách từ Trung Quốc đại lục, đặc khu hành chính Hong Kong, Macau và Đài Loan có thể nhập cảnh vào Singapore dù chưa tiêm vắc xin Covid-19, nhưng cần tự cách ly trong lúc chờ kết quả xét nghiệm Covid-19 được lấy mẫu khi làm thủ tục nhập cảnh.

Một số quốc gia khác có các quy định khắt khe hơn về cách ly. Những người tới New Zealand không phải thực hiện cách ly là công dân tới từ một số đảo quốc ở Thái Bình Dương. Những người nhập cảnh vào New Zealand vì “mục đích quan trọng” sẽ phải cách ly 7 ngày tại khách sạn và sau đó ở nhà cho tới khi họ nhận được kết quả xét nghiệm vào ngày thứ 9.

Những người tới Đài Loan cũng cần phải thực hiện cách ly 14 ngày tại khách sạn hoặc cơ sở cách ly được chỉ định.

Vắc xin Covid-19 mới của Trung Quốc dùng làm mũi tiêm tăng cường có gì khác?

Vắc xin Covid-19 mới của Trung Quốc dùng làm mũi tiêm tăng cường có gì khác?

Trung Quốc cho thử nghiệm vắc xin mRNA nội địa làm mũi tiêm tăng cường để tăng khả năng miễn dịch sau 2 mũi đầu dùng vắc xin bất hoạt.

Minh Thu (lược dịch)

Rộ tin Nga chuyển hệ thống phòng không S-400 từ Kaliningrad tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã di chuyển một số hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ vùng Kaliningrad tới Ukraine.

Những cuộc đoàn tụ đầy xúc động sau khi Israel và Hamas trao đổi con tin

Các đợt trao đổi tù nhân và con tin giữa Israel-Hamas đã giúp hàng chục người được trở về với gia đình, tạo ra những cuộc đoàn tụ vô cùng xúc động.

Tướng Ukraine hé lộ khả năng Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt

Tướng quân đội Ukraine cho hay, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt ra ngoài khu vực miền đông và nam Ukraine thêm lần nữa.

Israel tuyên bố hạ chỉ huy hải quân Hamas, xác nhận thả 39 tù nhân Palestine

Israel sáng nay (24/11) tuyên bố hạ Amar Abu Jalalah, chỉ huy lực lượng hải quân Hamas, trong đợt không kích ở thành phố Khan Younis thuộc miền nam Dải Gaza.

Hamas trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan

Hamas cho biết sẽ trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan mà nhóm này đang giam giữ ở Gaza, sau khi Iran làm trung gian cho chính phủ Thái Lan và và nhóm quân này.

Nga tuyên bố bán 99% sản lượng dầu cao hơn giá trần phương Tây

Nga đã bán thành công gần như toàn bộ sản lượng dầu của đất nước với giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời gian kết thúc xung đột

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết, cuộc xung đột giữa nước này với Phong trào Hồi giáo Hamas sẽ kéo dài ít nhất thêm 2 tháng nữa.

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có khả thi?

Rất nhiều người tại Israel, Palestine, Trung Đông và trên khắp thế giới đã cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng có một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.

Video tiêm kích Su-25 của Nga oanh tạc các mục tiêu ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các tiêm kích Su-25 thuộc Lực lượng Hàng không vũ trụ của nước này công phá các vị trí ngụy trang và xe bọc thép của quân Ukraine.

Rộ tin Mỹ, Đức muốn ép Ukraine đàm phán với Nga, Moscow nêu tổn thất của Kiev

Tờ Bild của Đức đưa tin, nước này và Mỹ đang bí mật nhắm mục tiêu buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đàm phán với Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !