Trung Quốc nhập khẩu vũ khí nhiều nhất Đông Á

Trung Quốc đã soái ngôi Hàn Quốc để trở thành quốc gia nhập khẩu thiết bị quốc phòng lớn nhất khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong năm 2013.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) cho hay theo số liệu được công ty tư vấn IHS của Mỹ công bố hôm 27/2, chính những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các quốc gia láng giềng trên Biển Đông và biển Hoa Đông đã thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường hoạt động nhập khẩu thiết bị quốc phòng. 

Theo đó, trong năm 2013, khối lượng nhập khẩu thiết bị quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 52,6% lên 2,3 tỷ USD. Vào năm 2012, chi tiêu mua sắm quốc phòng của Bắc Kinh chỉ là 1,5 tỷ USD. Theo dự báo của IHS, tốc độ nhập khẩu thiết bị quốc phòng của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng thêm 13,8% lên mức 2,6 tỷ USD trong năm nay. 

Trung Quốc nhập khẩu vũ khí nhiều nhất Đông Á - ảnh 1

Hải quân Philippines dùng ống nhòm quan sát tàu sân bayUSS Carl Vinson của Hải quân Mỹ hoạt động ngoài khơi VịnhManila

Ngoài ra, trong năm 2013, hoạt động xuất khẩu quốc phòng của Trung Quốc cũng đạt 1,9 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2012.  

Giám đốc phụ trách lĩnh vực quốc phòng của IHS tại Singapore, ông Paul Burton cho biết quân đội Trung Quốc đã dành một số tiền lớn để mua sắm vũ khí quốc phòng từ Nga. 

"Xuất khẩu quốc phòng của Nga đã tăng nhanh từ mức 3,5 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD và chủ yếu nhờ buôn bán động cơ và chiến đấu cơ với Trung Quốc. 

Hàn Quốc - quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất khu vực Đông Á cách đây 2 năm, cũng đang thu được khoản tiền lớn nhờ hoạt động xuất khẩu thiết bị quốc phòng. 

Điển hình, hồi năm ngoái, Philippines tuyên bố mua 12 chiến đấu cơ T-50 Golden Eagle của Hàn Quốc. Ngay đầu tháng Hai năm nay, Indonesia cũng đã đưa vào sử dụng chiếc đầu tiên trong phi đội 16 chiếc T-50 Golden Eagle nhập khẩu từ Hàn Quốc. 

Trong năm 2013, xuất khẩu thiết bị quốc phòng của Hàn Quốc đã tăng 91,6% lên mức 613 triệu USD. Do đó, IHS dự báo Hàn Quốc sẽ sớm soán ngôi của Trung Quốc để trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất khu vực Đông Á vào năm 2015. 

"Hàn Quốc đã tự sản xuất các thiết bị quốc phòng đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh giành thị phần tại các thị trường mới nổi. Do đó, Hàn Quốc sẽ sớm hất cẳng các công ty phương Tây để giành hợp đồng mua bán vũ khí", ông Burton chia sẻ. 

Trung Quốc nhập khẩu vũ khí nhiều nhất Đông Á - ảnh 2

Chiến đấu cơ T-50 Golden Eagle của Hàn Quốc

Song, ông Burton cũng cảnh báo rằng Trung Quốc vẫn sẽ chiếm xu thế vượt trội trong khu vực. "Khả năng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc vẫn sẽ tăng mạnh", ông Burton nói. 

Theo IHS, hoạt động nhập khẩu thiết bị quốc phòng tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã đạt 12,2 tỷ USD trong năm 2013. Tốc độ tăng trưởng này đã tăng thêm 24,5% so với năm 2012. So với thị trường toàn cầu, giao dịch thương mại quốc phòng tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng đã tăng thêm 3% lên mức 67,7 tỷ USD trong năm 2013. 

Trong đó, tốc độ nhập khẩu quốc phòng của Indonesia đã tăng 167,7% lên 1,7 tỷ USD. Malaysia tăng 40,6% lên 610 triệu USD. 

Đáng nói nhất là Cambodia, hoạt động nhập khẩu quốc phòng của quốc gia này đã tăng 850% lên 95 triệu USD. 

Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu quốc phòng của Đài Loan lại giảm mất 17,4% xuống còn 928 triệu USD. 

Hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia xuất khẩu thiết bị quốc phòng lớn nhất cho khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Theo IHS, trong danh sách 10 nhà sản xuất thiết bị quốc phòng lớn nhất thế giới đã có tới 9 công ty của Mỹ. 

Chuyên gia phân tích cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu IHS Jane, ông Ben Moores nhấn mạnh hoạt động buôn bán vũ khí trên toàn cầu đã ghi nhận một sự biến chuyển lớn khác trong năm 2013. Đó là việc Ấn Độ đã vượt qua Ả Rập Xê-út để trở thành thị trường quốc phòng lớn nhất của Mỹ. 

Quốc gia đông dân nhất thế giới đã mua 1,9 tỷ USD thiết bị quốc phòng của Mỹ. Đây là mức tăng trưởng cao gấp 8 lần so với năm 2009. Tính trên toàn cầu, các lực lượng vũ trang của Ấn Độ đã mua số vũ khí trị giá 5,9 tỷ USD vào năm 2013, cao gấp 2 lần so với Trung Quốc. 

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) là tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Hồng Kông được Tập đoàn SCMP phát hành. 
Tse Tsan-tai và Alfred Cunningham là hai nhà sáng lập công ty TNHH SCMP vào năm 1903. Ấn bản đầu tiên của tờ báo này được phát hành vào ngày 6/11/1903. 


MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !