Trung Quốc "khoe" vũ khí gì trong lễ duyệt binh sắp tới?
Bên cạnh 12.000 binh lính Trung Quốc, 500 phương tiện quân sự và 200 máy bay, Bắc Kinh sẽ tiếp đón đoàn diễu hành của 10 lực lượng quân sự nước ngoài, bao gồm Campuchia, Ai Cập, Mexico, Mông Cổ, Pakistan và Nga.
So sánh với cuộc diễu binh kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc năm 2009, sự kiện hôm 3/9 tới đây có sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí hiện đại hơn cũng như mang tính quốc tế cao hơn. Và rõ ràng đây là cơ hội quan trọng để Lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) trình diễn những công nghệ quân sự mới nhất của mình.
Dưới đây là chùm ảnh những vũ khí góp mặt trong lễ diễu binh 3/9 tại Bắc Kinh:
Dẫn đầu đội bay trình diễn là máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-2000. Theo ngay sau đó là các chiến đấu cơ J-10 của phi đội trình diễn "Bát Nhất" |
Trực thăng tấn công Z-10 hộ tống chiếc trực thăng vận tải Z-8 mang theo quốc kỳ Trung Quốc. |
Xe tăng chủ lực ZTZ-99A, là xe tăng hiện đại nhất của Lục quân Trung Quốc. |
PGZ-07, Tổ hợp pháo phòng không tự hành trang bị 2 pháo bắn nhanh 35mm. PGZ-07 được thiết kế để hành tiến cùng lực lượng tăng - thiêt giáp, bảo vệ lực lượng này khỏi mối đe dọa đến từ trực thăng tấn công của đối phương. |
Dãy dài những chiếc ATF-10, được trang bị tên lửa chống tăng hạng nặng. ATF-10 sử dụng khung gầm xe thiết giáp ZBD-07, mỗi xe mang theo 8 ống phóng tên lửa chống tăng loại "bắn và quên". |
Tổ hợp tên lửa chống hạm tự hành YJ-12, tên lửa siêu âm. YJ-12 là tên lửa chống hạm hiện đại nhất, có tầm bắn 400km, có thể đạt tốc độ Mach 3,5 (nhanh gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh). YJ-12 có thể phóng từ bệ phóng cơ động bánh lốp như trên hình hoặc phóng từ máy bay ném bom chiếm lược tầm xa H-6. |
Tên lửa đạn đạo đất đối đất DF-26, có tầm bắn 4000km. Đây là loại tên lửa lớn nhất sẽ được giới thiệu trong lễ duyệt binh sắp tới. |
Tên lửa đạn đạo đất đối đất DF-26, có tầm bắn 4000km. Đây là loại tên lửa lớn nhất sẽ được giới thiệu trong lễ duyệt binh sắp tới. DF-26 là tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn xa hơn tên lửa DF-21 và ngắn hơn tên lửa DF-31 của Trung Quốc. DF-26 có thể vươn tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam hoặc Úc. Tên lửa được dẫn đường bằng nhiều hệ thống định vị. Mục tiêu hiện tại của DF-26 là các căn cứ quân sự, nhưng trong tương lai rất có thể DF-26 sẽ được trang bị các đầu tự dẫn chống hạm hoặc được dùng để làm phương tiện triển khai các vũ khí siêu vượt âm tầm xa, nhắm tới các mục tiêu ở Hawai hay Alaska. |
Nguồn tin được tham khảo từ tạp chí khoa học uy tín và lâu đời Popular Science. Popsci là tạp chí chuyên về khoa học, công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ.