Trung Quốc khoe sức mạnh nhân ngày thành lập quân đội

Trong một động thái hiếm hoi, Quân đội Trung Quốc đã cho phép các nhà báo nước ngoài đến tham quan một căn cứ quân sự ở huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây. “Sự cởi mở” này diễn ra trước lễ kỷ niệm thành lập quân đội của Trung Quốc vào ngày 1/8/1929.
Trung Quốc khoe sức mạnh nhân ngày thành lập quân đội - ảnh 1
Quân đội Trung Quốc chuẩn bị pháo cho buổi diễn tập trước các nhà báo ở căn cứ quân sự Lâm Đồng, Thiểm Tây.

Các nhà báo đã được tới thăm một trong những căn cứ phòng không bí mật của quân đội Trung Quốc. Các binh lính của lữ đoàn này đã thực hiện một cuộc tập trận vận động với pháo phòng không, sau đó ở lại và cho phép các nhà báo được đặt câu hỏi một cách tự do.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng nói sự kiện này không phải là một buổi biểu diễn phô trương sức mạnh quân sự, nhưng muốn thế giới thấy rằng quân đội Trung Quốc đã cố gắng để trở nên minh bạch hơn.

“Có gì để nói về sự phát triển của quân đội Trung Quốc? Nó rất tự nhiên”, ông Geng, người đã nổi tiếng ở Australia vì đã tố cáo quyết định của Canberra vào năm 2011 cho phép Hoa Kỳ đưa Thủy quân lục chiến tới một cơ sở gần Darwin.

Tuy nhiên, các nước láng giềng như Nhật Bản và Philippines – những quốc gia đang vướng vào các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc – lại không chia sẻ cái nhìn lạc quan khi khả năng quân sự của nước này đang tăng mạnh, và cho rằng Bắc Kinh đang thực sự phô trương.

Đầu tháng Bảy, trong Sách trắng Quốc phòng hàng năm, Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc “nhanh chóng mở rộng và tăng cường” hoạt động hàng hải và cố ý tạo ra “hành vi nguy hiểm có thể làm phát sinh tình huống khẩn cấp”, đề cập đến một sự cố khi tàu hải quân Trung Quốc đã khóa radar kiểm soát hỏa lực với một tàu khu trục của Nhật Bản. Việc sử dụng radar điều khiển hỏa lực thường để xác định sẽ bắn vũ khí vào đối phương.

Sách trắng cũng cho biết việc triển khai tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh, và sự gia tăng lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc là nhằm tuyên bố sự leo thang trong hoạt động hàng hải và lãnh thổ của nước này trong khu vực.

Cũng trong tháng này, Trung Quốc và Ấn Độ trong gang tấc đã tránh được một sự leo thang tranh chấp biên giới sau khi có khoảng 100 binh lính Trung Quốc vượt qua ranh giới, đi sâu vào vùng Đông Ladakh mang theo biểu ngữ yêu cầu Ấn Độ phải dọn ra khỏi lãnh thổ "chiếm đóng".

Giới quan chức cấp cao quân đội Trung Quốc có tư tưởng diều hâu, bao gồm cả về hưu Thiếu tướng Luo Yuan, đã đánh những nhịp trống chiến tranh với một nhịp điệu ổn định, thúc giục Trung Quốc có hành động quân sự chống lại Nhật Bản.

Trung Quốc công bố vào tháng Ba rằng sẽ tăng ngân sách quốc phòng hàng năm lên 10,7%, lên mức 720 tỷ nhân dân tệ (127 tỷ USD), tiếp tục bước chạy không hề gián đoạn của sự tăng trưởng phần trăm hàng năm hai con số trong hai thập kỷ qua. Nhiều nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng Trung Quốc chưa thực sự nói hết về những chi tiêu quân sự của mình.

Mặc dù chi tiêu quân sự tiếp tục tăng, vẫn có những dấu hỏi đặt ra về tính chuyên nghiệp và sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc, đặc biệt là với những khám phá từ một vị tướng bốn sao hồi năm ngoái rằng tham nhũng đang làm tê liệt quân đội Trung Quốc.

Chen Xifeng, Thiếu tướng của Quân khu Lan Châu, cho biết ông rất hài lòng khi thấy quân đội của đất nước mình phát triển, nhưng nhấn mạnh ông "yêu hòa bình hơn". "Liên quan đến việc sẵn sàng chiến đấu với, chúng tôi có mục tiêu rất rõ ràng," ông nói, "[Nhưng] nếu bạn hỏi liệu chúng tôi có thể giành chiến thắng khi chúng tôi chiến đấu trong một cuộc chiến tranh chống lại một quốc gia cụ thể, câu hỏi đó là quá giả thuyết".

Minh Anh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !