Trung Quốc đưa Liên Ninh tập trận liên tục 1 tháng

Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức một cuộc diễn tập quân sự kéo dài 1 tháng dành riêng cho bài tập cất cánh và hạ cánh máy bay trên tàu sân bay Liêu Ninh, đánh dấu sự tiến bộ trong việc hiện đại hóa kho vũ khí quân sự của họ và mở rộng phạm vi hoạt động trên biển.

Liêu Ninh đã trở về cảng Thanh Đảo hôm 3/7, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đào tạo liên quan đến việc cất và hạ cánh máy bay chiến đấu J-15, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) cho biết trong một bài viết ngay trên trang nhất. Thời báo Hoàn cầu cũng đăng tải lên website của mình hình ảnh những chiếc máy bay nguyên mẫu sơn màu vàng cất cánh từ boong của Liêu Ninh.

Trung Quốc đưa Liên Ninh tập trận liên tục 1 tháng - ảnh 1
Liêu Ninh cập cảng Thanh Đảo hôm 3/7/2013

Các bài tập là bước cuối cùng trong chương trình phát triển tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc, củng cố thêm sức mạnh trong việc khẳng định chủ quyền của nước này trong các tranh chấp trên biển mà Bắc Kinh đang theo đuổi. Cộng thêm vào đó, việc Trung Quốc có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên 10,7% trong năm nay cũng thể hiện quyết tâm thúc đẩy sự ảnh hưởng nhiều hơn ở châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đối trọng lại với chính sách trục châu Á của Mỹ trong khu vực này.

“Đó chỉ là một phần của chương trình đào tạo dài hạn”, ông Richard Bitzinger, nhân vật cấp cao tại Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định, “Chúng tôi nhìn thấy ý định lâu dài của Trung Quốc trong việc xây dựng lực lượng hải quân cùng với tàu sân bay”.

Chương trình này đã phát triển nhanh chống kể từ khi Liêu Ninh được xây dựng. Liêu Ninh có gốc là thân của một tàu sân bay đang được thiết lập dở dang từ thời Liên Xô mà Trung Quốc đã mua lại của Ukraine trong năm 1998. Liêu Ninh hạ thủy vào tháng 9/2012, vào tháng 11/2012, lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cho thử nghiệm hạ cánh chiếc máy bay phản lực J-15. Và năm tháng sau đó, chuẩn Đô Đốc Song Xue cho biết Trung Quốc sẽ xây dựng tàu sân bay mới lớn hơn cả Liêu Ninh.

Căng thẳng trong khu vực

Chương trình đào tạo diễn ra khi căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang gia tăng trên biển Hoa Đông về chủ quyền của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản đã bày tỏ "sự lo ngại nghiêm trọng" với Trung Quốc về việc tìm kiếm nguồn tài nguyên khí đốt tại khu vực kéo dài trong khoảng 26km về phía tây trong vùng đặc quyền kinh tế của cả 2 nước, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga nói với các phóng viên ở Tokyo hôm 3/7 vừa qua.

Trung Quốc chưa bao giờ từ chối "cái gọi là đường trung tuyến," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho biết tại một cuộc họp ngày 4/7, "Nó chứng minh việc Trung Quốc thực hiện các hoạt động phát triển trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc", ông Hua nói.

Quá trình hiện đại hóa

Trung Quốc đưa Liên Ninh tập trận liên tục 1 tháng - ảnh 2
J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh

Việc nội địa hóa sản xuất J-15 cũng là một phần của quá trình hiện đại hóa ngành quân sự của Trung Quốc. Theo thông tin Tân Hoa Xã cho biết, Trung Quốc đang hy vọng sẽ sản xuất ra một chiếc máy bay chiến đấu có khả năng mang vũ khí bao gồm tên lửa chống tàu, tên lửa không đối không và không đối đất, cũng như bom dẫn đường chính xác.

Trung Quốc hiện có ngân sách quân sự lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc sẽ cần vài năm nữa trước khi Liêu Ninh có thể hoạt động đầy đủ và biết làm thế nào để xây dựng tàu sân bay riêng của mình, theo Bitzinger.

"Một tàu sân bay sẽ là biểu tượng nhưng nếu bạn thực sự muốn có một lực lượng trên tàu sân bay có hiệu quả thì bạn cần có hai, ba hoặc bốn chiếc", Bitzinger nói, "Việc xây dựng một tàu sân bay sẽ là thách thức lớn cho họ". 

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !