Trung Quốc đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng nhất trong lịch sử

Nhiều tỉnh, thành tại Trung Quốc đang đối mặt với ngập lụt nghiêm trọng khi mức nước tại nhiều sông, hồ đã vượt qua mức lũ “kinh hoàng” năm 1998 bao gồm cả đập Tam Hiệp.

Thời gian gần đây, đã có nhiều trận mưa lớn ở miền tây nam Trung Quốc gây lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng. Mực nước hồ Phàm Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đã vượt quá mực nước lũ năm 1998, phá vỡ mức cao nhất trong lịch sử. Theo thống kê, ít nhất 27 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc hiện đang bị ngập lụt và số người bị ảnh hưởng đã lên tới gần 34 triệu người.

{keywords}
 Đê Trung Châu tại tỉnh Giang Tây bị vỡ hôm 9/7. Nguồn: zaobao.com.

Năm 1998, tại Trung Quốc xảy ra lũ lụt nghiêm trọng ở các khu vực dọc theo sông Dương Tử và các nhánh của nó. Từ ngày 1/6 – 7/7/1998, lượng mưa trung bình trong lưu vực sông Dương Tử là 331,9 mm và 29 tỉnh (khu vực và thành phố) bị ảnh hưởng, 4.150 người chết và thiệt hại kinh tế trực tiếp là 255,1 tỉ NDT. Trận lụt sông Dương Tử năm 1998 là trận lụt lớn thứ 2 của sông Dương Tử trong thế kỷ 20, chỉ đứng sau năm 1954.

Theo tổng hợp của hãng tin Tân Hoa Xã, kể từ ngày 8/5 đến nay, mưa lớn đã diễn ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc gây ra lũ lụt. Hiện tại, lượng nước ở nhiều khu vực đã bắt kịp với quy mô lũ năm 1998. Theo thống kê chính thức, tính đến ngày 10/7, 27 tỉnh bao gồm Chiết Giang và An Huy đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, với tổng số 33,85 triệu người bị ảnh hưởng.

Lúc 10 giờ sáng ngày 11/7, mực nước hồ Trường ở tỉnh Hồ Bắc đạt 33,49 m, cao hơn mức cao nhất trong lịch sử 0,03 m, đe dọa thêm thành phố Kinh Châu gần đó. Cho đến nay, hơn 6 triệu người đã bị ảnh hưởng ở tỉnh Hồ Bắc và ít nhất 15 người đã chết.

Mực nước hồ Phúc ở tỉnh này cũng đã vượt mức cao kỷ lục năm 1998, cao nhất đạt 23,69 m. Fuhe ở tỉnh Hồ Bắc cũng vượt mức cao kỷ lục 23,69 mét vào năm 1998 lúc 6 giờ sáng ngày 11. Huyện Dương Tân đã đã nâng phản ứng khẩn cấp lũ từ cấp 3 lên cấp 2.

Tại tỉnh Giang Tây, khu vực nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, thảm họa lũ lụt xảy ra cũng nghiêm trọng không kém. Hơn 5,05 triệu người đã bị ảnh hưởng ở 98 quận và thành phố trong tỉnh và chính quyền tỉnh đã nâng phản ứng khẩn cấp lên mức cao nhất.

Mực nước bên ngoài đê bao Trung Châu, Xương Giang ở Giang Tây đạt 23,43 m, cao hơn mức lịch sử năm 1998 0,25 m, hôm 9/7 một đoạn đê đã vỡ, làm cho 15 khu hành chính bị tàn phá và hơn 8.000 người phải sơ tán khẩn cấp.

Phó kỹ sư trưởng của Ủy ban Bảo tồn Nước sông Dương Tử thuộc Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc, ông Trần Quế Á cho biết, mực nước ở hồ Phàm Dương vẫn đang tăng, dự kiến đỉnh lũ thứ hai sẽ đến vào ngày 15/7.

{keywords}
 Mực nước hồ Phàm Dương đã cao hơn mực nước lịch sử năm 1998. Nguồn: zaobao.com.

Các quan chức địa phương Trung Quốc đang khởi động kế hoạch “bảo vệ cuối cùng” của hệ thống chống lũ lụt sông Dương Tử nhằm phân tán lũ lụt trong các khu vực lưu trữ vượt qua mức cao lịch sử 22,59 mét năm 1998. Hiện, hơn 3.400 người ở quận Đô Xương lân cận đã phải sơ tán. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc cũng quyết định nâng mức cảnh báo ứng phó khẩn cấp với lũ lụt trên toàn quốc từ cấp III lên cấp II.

Tuy nhiên, nguy hiểm hơn khi đập Tam Hiệp, đập thủy điện trọng lực lớn nhất thế giới được cho là có thể làm trầm trọng hơn lũ lụt tại Trung Quốc, trong đó, tỉnh Hồ Bắc nhiều khả năng sẽ gánh chịu thảm họa nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc, khi tỉnh này được xây dựng đập Tam Hiệp khổng lồ để điều tiết dòng chảy của sông Dương Tử.

Đại tá nghỉ hưu Vinayak Bhat, chuyên gia phân tích hình ảnh vệ tinh cho quân đội Ấn Độ trong hơn 33 năm, viết trên tờ India Today rằng, việc xem xét kỹ lưỡng các hình ảnh vệ tinh cho thấy nước lũ đã được giải phóng khỏi đập tràn từ sớm trong năm nay. Những hình ảnh mới nhất chỉ ra rằng cửa xả lũ đã được mở sớm nhất vào ngày 24/6/2020, nhưng phải đến ngày 9/7 chính quyền địa phương Trung Quốc mới chính thức xác nhận đập Tam Hiệp đang xả lũ.

Hồ chứa đập Tam Hiệp xả nước trước mỗi mùa lũ để dành không gian chứa khi nước lũ dâng lên, tuy nhiên, do việc xả lũ sớm cùng với mưa lớn kéo dài đã làm cho các con sông nhánh của sông Dương Tử và vùng trung – hạ du của con sông này đã bị ngập lụt nghiêm trọng hơn bình thường. Với việc đỉnh lũ thứ 2 sẽ đến vào ngày 15/7, nhiều khả năng đập Tam Hiệp sẽ tiếp tục phải xả lũ để bảo đảm an toàn cho con đập, điều này làm cho tình hình lũ tại Trung Quốc trở nên đặc biệt nghiêm trọng.

NATO đang bỏ quên 'mối đe dọa' Trung Quốc?

NATO đang bỏ quên 'mối đe dọa' Trung Quốc?

Theo Foreign Policy, trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) luôn tập trung vào việc kiềm chế Nga, thì Trung Quốc đã tăng dần ảnh hưởng ở châu Âu, điều này khiến cho liên minh gặp nguy hiểm.

Đức Trí (lược dịch)

Hé lộ loại tên lửa giúp Nga đối phó với tiêm kích F-16 ở Ukraine

Tên lửa tầm xa 40N6 của hệ thống phòng không S-400 có thể giúp Nga đối phó với dàn tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất và được phương Tây viện trợ cho Ukraine.

Israel công bố video cận chiến với chiến binh Hamas tại Gaza

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã giao tranh với các chiến binh Hamas trong khuôn viên một trường học ở khu phố Shejaia của thành phố Gaza.

Nga làm chủ chiến trường nhờ vô số thiết bị công nghệ di động chống UAV hiện đại

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã cho thấy UAV đang trở thành loại vũ khí đáng sợ. Để đối phó, Nga phải nhờ đến các thiết bị chống UAV di động hiện đại trên chiến trường.

Video binh sĩ Ukraine tới Ba Lan diễn tập tác chiến giữa mùa đông khắc nghiệt

Các binh sĩ Ukraine được đào tạo tác chiến trong chiến hào ở Ba Lan dưới trời đầy tuyết, chỉ vài ngày trước khi họ được đưa trở lại tiền tuyến.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV trinh sát của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các lính dù nước này bắn hạ máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.

Những sự kiện quốc tế nổi bật nhất 2023 qua ảnh

Năm 2023 được đánh dấu bằng hai cuộc xung đột lớn giữa Ukraine với Nga và Israel với Hamas cũng như hàng loạt thiên tai lớn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Video thiết giáp Ukraine sống sót sau đòn tập kích trực diện từ tên lửa Nga

Dưới đây là khoảnh khắc thiết giáp Braley trong biên chế quân đội Ukraine sống sót sau đòn đánh trực diện từ tên lửa chống tăng của Nga.

Video pháo binh Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga ở Kherson

Lực lượng pháo binh của Ukraine đã bắn nổ hệ thống phòng không SA-8 Gecko và pháo tự hành 2S7 Pion của Nga tại vùng Kherson.

Xung đột Nga - Ukraine sẽ thế nào vào mùa đông?

Các chuyên gia cho rằng, không loại trừ khả năng Nga – Ukraine tiến hành đàm phán hòa bình vào năm tới, sau khi trải qua những cuộc giao tranh khốc liệt trong mùa đông lạnh giá.

Tổng thư ký NATO nói ‘chuẩn bị đón tin xấu’ từ Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, quân đội Ukraine đã không giành được bất kỳ sự đột phá nào ở vùng xung đột trong nhiều tháng qua.

Đang cập nhật dữ liệu !