Trung Quốc chiếm gần hết thị trường vũ khí châu Phi

Nigeria và Uganda ở trong số 10 nước “khách hàng mới nổi” của vũ khí Trung Quốc xuất khẩu, tính từ năm 2005.
Trung Quốc chiếm gần hết thị trường vũ khí châu Phi - ảnh 1

Vũ khí Trung Quốc được sử dụng rộng rãi tại điểm nóng ở châu Phi

Theo báo cáo mới có tên Military Balance của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (International Institute for Strategic Studies - IISS) có trụ sở ở London (Anh), Trung Quốc đã có bước thâm nhập lớn vào thị trường vũ khí châu Phi, điều này thể hiện mức tăng sức ảnh hưởng và đầu tư của nước này đối với “lục địa đen”.

Trung Quốc chiếm gần hết thị trường vũ khí châu Phi - ảnh 1

Vũ khí Trung Quốc được sử dụng rộng rãi tại điểm nóng ở châu Phi

Sử dụng kết quả phân tích các báo cáo thu thập từ 51 quốc gia châu Phi, IISS khẳng định rằng 68% trong tổng số nước châu Phi thường xuyên sử dụng vũ khí Trung Quốc.

Nói với tờ The Independent, chuyên gia nghiên cứu Joseph Dempsey - tác giả của báo cáo này –đã khẳng định quan điểm nêu trong báo cáo.

Điều thú vị là vị chuyên gia này nói rằng, từ năm 2005, 10 nước châu Phi bao gồm Algeria, Angola, Cape Verde, Nigeria, Chad, Djibouti, Equatorial Guinea (Guinea Xích đạo), Gabon, Uganda và Ghana đã trở thành “thị trường mới trỗi dậy” của vũ khí Trung Quốc xuất khẩu.

Một báo cáo khác do Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute) đưa ra vào tháng 2/2016 cũng tiết lộ rằng vũ khí xuất khẩu từ Trung Quốc, phần lớn trong đó là vũ khí hạng nhẹ, đã tăng trưởng trong khoảng 2011-2015 tới 88% so với khoảng thời gian 5 năm trước đó.

Trung Quốc đã vươn lên thành nước xuất khẩu vũ khí đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Nga, với 5,9% thị phần thế giới, tuy còn kém xa hai nước kia.

Trong báo cáo của IISS nêu trên, Dempsey cho rằng: “Trung Quốc đã xuất vũ khí tới Châu Phi trong hàng thập kỷ qua. Điều này không phải chuyện lạ, nhưng chúng ta thấy vũ khí Trung Quốc xuất khẩu ngày càng tiên tiến hơn tới Châu Phi, có thể vì họ không thể xuất tới nơi khác… UAV có vũ trang (unmanned aerial vehicles – phương tiện hàng không không có người lái) tới Nigeria là một ví dụ”.

Trung Quốc chiếm gần hết thị trường vũ khí châu Phi - ảnh 2

Biểu đồ bên trái thể hiện các nước xuất khẩu vũ khí và bên phải là lượng vũ khí các nước nhập khẩu

Ông Dempsey thêm rằng khó mà xác định số lượng vũ khí được bán, cũng như giá trị của chúng.

Báo cáo của IISS cho rằng Trung Quốc đã thay thế khối các nước tham gia Hiệp ước Warsaw trong thời Chiến tranh lạnh trên thị trường vũ khí châu Phi. Báo cáo có đoạn: “Dù mức độ công nghệ của những vũ khí này không phản ánh đầy đủ trình độ của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc – thứ chưa bì kịp phương Tây, thì những hàng hoá xuất khẩu này vẫn là mối đe doạ và đã tung hoành trong các cuộc xung đột và chiến tranh tại “lục địa đen”.

Trên thực tế, một lượng lớn vũ khí Trung Quốc xuất khẩu tới Châu Phi là hàng do các công ty quốc doanh chế tạo, là một phần của các hiệp định vay vốn và các gói đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi.

Nhà nghiên cứu về kiểm soát vũ khí Patrick Wilcken thuộc Amnesty International thì nói với tờ The Independent: “Đã có môt lịch sử dài của việc cung cấp vũ khí vô trách nhiệm cho các nước châu Phi, để rồi chúng được sử dụng cho những vụ việc tàn bạo đáng ghê tởm”. Vũ khí đạn dược made-in-China còn ngang dọc trên “lục địa đen” nhờ buôn lậu, và người ta thấy chúng trong tay của các nhóm vũ trang ở những nơi như Nam Sudan, Darfur và Cộng hoà Trung Phi.

(Nguồn: The Independent)

Đỗ Minh (tổng hợp)

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Đang cập nhật dữ liệu !