Trung Quốc chi 24 tỉ USD chế tạo tầu chiến

Trong 20 năm tới, Trung Quốc sẽ chi 24 tỉ USD để chế tạo thêm 113 tầu chiến.

Trung Quốc chi 24 tỉ USD chế tạo tầu chiến

> Thủ tướng thăm Trung đoàn không quân 940

> Lợi thế tác chiến của không quân Việt Nam ở Trường Sa

> Xây dựng lực lượng Hải quân hiện đại là đòi hỏi tất yếu

> Hình ảnh chưa từng công bố về tên lửa S – 300 của Việt Nam

> Anh quốc ra mắt tên lửa siêu thanh

Trung Quốc chi 24 tỉ USD chế tạo tầu chiến
Tầu khu trục của hải quân Trung Quốc

Theo bản điện tử của tạp chí “Quốc phòng” của Nga, Phó chủ tịch Trung Tâm nghiên cứu hải quân Quốc tế AMI của Mỹ Nugent cho biết, các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương chỉ đứng sau Mỹ trong việc mua sắm các vũ khí hải quân mới.

Về lĩnh vực phát triển lực lượng hải quân, đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Indonexia và các quốc gia khác.

Đến năm 2015, Trung Quốc sẽ cơ bản vượt qua Hàn Quốc và trở thành quốc gia đóng tầu lớn nhất trên thế giới. Nhờ đó cũng giảm dần sự phụ thuộc của hải quân nước này vào các sản phẩm tầu chiến của nước ngoài. Hơn nữa, Trung Quốc đã trở thành nước lớn về xuất khẩu vũ khí dùng cho hải quân, và sẽ chi 24 tỉ USD trong 20 năm tới để chế tạo thêm 113 tầu chiến.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng, có thể dự đoán Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về hải quân trong hàng chục năm tới. Nhưng các quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ sớm gia nhập vào tốp những quốc gia hùng mạnh về hải quân, cạnh tranh sát sườn với Nga, Nhật và một số nước Châu Âu. Trung tâm của các hoạt động hải quân trên thế giới sẽ chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là: Thứ nhất, kinh tế các nước Châu Á tăng trưởng ổn định trong thời kì dài.

Thứ hai, khu vực Châu Á Thái Bình Dương tập trung các tuyến hàng hải, các eo biển, cảng biển, khu thương mại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Hơn nữa khu vực này lại có dân số đông, tài chính mạnh và các tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú.

Thứ ba, các nhân tố không mang tính quốc tế (như cướp biển, khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, buôn lậu ma túy, vượt biên trái phép, v.v…) và những nguy cơ đe dọa đến sự phát triển kinh tế và an ninh quốc gia ở các nước này đang không ngừng tăng lên, điều này khiến cho lực lượng hải quân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề phi quân sự cũng như vấn đề quân sự.

Thứ tư, an ninh trong khu vực và mức độ tin tưởng lẫn nhau được hình thành trong lịch sử của các nước đang ngày càng xấu đi.

Hòa Phong

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !