Trợ lý của ông Putin nói về nguyên nhân cuộc khủng hoảng thực phẩm và nhiên liệu
Trợ lý của Tổng thống Nga Vladimir Putin về lĩnh vực kinh tế Maxim Oreshkin mới đây đã gọi những sai lầm ở Mỹ và châu Âu là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trên thị trường thực phẩm và nhiên liệu.
Trong một cuộc phỏng vấn với RT, ông Oreshkin này nói rằng cuộc khủng hoảng trên thị trường thực phẩm và nhiên liệu không phải do các sự kiện gần đây ở Ukraine gây ra.
Theo ông Oreshkin, sai lầm đã được thực hiện ở Mỹ trong cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 và cả ở châu Âu, nơi mà sự phụ thuộc vào các hợp đồng ngắn hạn đã khiến giá năng lượng tăng vọt.
“Giá lương thực tăng cao trong 2 năm trên thế giới. Có một chỉ số của Liên Hợp Quốc cho thấy trong 2 năm qua giá lương thực đã tăng hơn 70% và một phần đáng kể của mức tăng này hơn 50% xảy ra trong khoảng thời gian tính đến tháng 2/2022”, ông Oreshkin nói.
Trợ lý của ông Putin nói về nguyên nhân cuộc khủng hoảng thực phẩm và nhiên liệu. (Ảnh: RIA) |
Ông Oreshkin nói thêm, để đối phó với đại dịch, các nhà chức trách Mỹ đã chi quá mức và in ra 6 nghìn tỉ USD trong 2 năm, chiếm 40% nguồn cung tiền. Một lý do khác cho cuộc khủng hoảng, trợ lý của ông Putin gọi là “sự cuồng nộ của các lệnh trừng phạt”.
Quan chức này nhấn mạnh rằng, ở một số nước châu Âu, tỷ lệ lạm phát vượt quá mức của Nga. Ông Oreshkin trích dẫn Estonia làm ví dụ, nơi lạm phát hơn 20%.
Mới đây, bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Achim Steiner nhận định, thế giới đang cùng lúc đối mặt nhiều cuộc khủng hoảng, từ gia tăng nợ công đến ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine, lạm phát giá năng lượng và thực phẩm.
Liên hợp quốc ước tính, đến tháng 5/2022, hơn 200 triệu người trên thế giới rơi vào cảnh đói nghèo và con số này sẽ tăng vì nhiều yếu tố cộng dồn như hạn hán nghiêm trọng ở Đông Phi và vùng Sừng châu Phi, ngành nông nghiệp chịu cú sốc gián đoạn chuỗi cung ứng trong ngắn hạn, chủ yếu do xuất khẩu phân bón, từ những nhà sản xuất hàng đầu như Nga và Belarus, bị cản trở vì các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Lạm phát cao, căng thẳng địa chính trị và lãi suất tăng đang hạ thấp triển vọng phát triển kinh tế thế giới. Liên Hợp Quốc đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 từ 4% xuống 3,1% và hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ từ 3,5% xuống còn 2,6%.
Kết quả khảo sát của S&P Global cho thấy, hoạt động kinh doanh tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ở Mỹ, khu vực đồng euro (Eurozone), Anh và Australia đều tăng trưởng chậm hơn trong tháng 5 do giá cả leo thang.
Ngoài ra, các nhà máy ở các nền kinh tế lớn phải đối mặt sự gián đoạn chuỗi cung ứng do một loạt các yếu tố như sự gia tăng trở lại số ca mắc mới Covid-19 tại một số nước, xung đột tại Ukraine, chi phí nhiên liệu cao hơn và tiền lương tăng.
Cơn bão giá có nguy cơ dẫn tới khả năng các chính phủ mua được thực phẩm trên thị trường thế giới thấp đi do ngân sách đã chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo ước tính của UNDP, 80 quốc gia trên thế giới đang đối mặt nguy cơ khủng hoảng nợ trong năm 2022.
Thanh Bình (lược dịch)
Tình hình Nga-Ukraine: Cơ hội dàn xếp chính trị ở Ukraine đang giảm
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ông Dmitry Medvedev tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với kênh Al Jazeera rằng, viễn cảnh tình hình Ukraine có thể được giải quyết thông qua ngoại giao ngày càng trở nên ít khả năng hơn.
Người đàn ông quyết tâm chạy bộ hơn 40 nghìn km để giúp đỡ trẻ em
Ông Tomasz Drybala (44 tuổi) đến từ Anh đang chuẩn bị chạy bộ 40.075 km (quãng đường bằng chu vi Trái đất) vòng quanh thế giới để quyên tiền cho tổ chức từ thiện dành cho trẻ em của Liên Hợp Quốc.