Trẻ sơ sinh nôn trớ dịch xanh, vàng cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

Xoắn ruột ở trẻ sơ sinh là một trong những hội chứng thường gặp về rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Xoắn ruột ở trẻ cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Trước đó vào ngày 12/10/2021, Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Ánh D. (06 ngày tuổi), thường trú tại TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, trẻ nhập viện trong tình trạng sinh non 35 tuần, sau sinh 02 ngày xuất hiện nôn ra dịch xanh, ngày thứ 04 trẻ đại tiện phân máu toàn bãi, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh điều trị.

Kết quả khám lâm sàng và siêu âm cho thấy trẻ tỉnh, bụng mềm, có chướng hơi, da bụng nề, thăm hậu môn có phân máu, nhận định nguy cơ trẻ bị bệnh lý đường ruột nghiêm trọng, ngay lập tức bé được chỉ định siêu âm bụng để tầm soát các nguyên nhân từ đường ruột một cách cẩn thận kĩ càng và đã phát hiện tình trạng bệnh lý ruột xoay bất toàn, có biến chứng xoắn ruột nguy hiểm.

Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị xoắn toàn bộ ruột non và 1/2 đại tràng giai đoạn muộn do ruột quay, cố định bất thường và chỉ định phẫu thuật mổ cấp cứu khẩn.

Tại phòng mổ, kíp phẫu thuật tiến hành mở ổ bụng phát hiện trong ổ bụng có dịch vàng trong, trung tràng quay quanh gốc mạc treo 1 vòng, các quai ruột trung tràng tím.

{keywords}
Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật. 

Tiến hành tháo xoắn ngược chiều kim đồng hồ, ủ ấm thấy các quai ruột có xu hướng hồng dần trở lại. Kíp phẫu thuật quyết định bảo tồn trung tràng cho trẻ. Đồng thời tiến hành trải rộng mạc treo trung tràng, cắt ruột thừa và đưa toàn bộ ruột non sang bên trái, đưa đại tràng sang bên trái ổ bụng cho trẻ.

Nhận định tình trạng trẻ rất nặng có nguy cơ tử vong cao sau tháo xoắn do sốc nhiễm trùng, nhiễm độc trên nền sơ sinh nên sau phẫu thuật trẻ được chuyển về Khoa Sơ sinh chăm sóc đặc biệt.

Tại Khoa Sơ sinh, trẻ được kháng sinh, giảm tiết, nuôi dưỡng tĩnh mạch, do một phần ruột của trẻ bị tổn thương nên quá trình phục hồi tiêu hoá vô cùng khó khăn. Các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hàng ngày tập cho cháu ăn từ 1-2ml sữa rồi tăng dần dần...

Sau gần 01 tháng điều trị tích cực, hiện tại sức khỏe của bé ổn định, bụng mềm, không chướng, sữa ăn tiêu tốt, vết mổ đẻ khô, bú được mẹ. Đến ngày 08/11/2021 trẻ được cho xuất viện về cùng gia đình.

Bác sĩ Hoàng Văn Quỳnh, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi cho biết, trường hợp bệnh nhi Nguyễn Ánh D.(05 ngày tuổi), là ca bệnh phức tạp bởi bệnh nhi là trẻ sinh non, có cân nặng thấp, tiên lượng tình trạng rất nặng có nguy cơ tử vong cao sau tháo xoắn cao do sốc nhiễm trùng, nhiễm độc trên nền sơ sinh.

Tuy nhiên, 05 ngày sau phẫu thuật thì chức năng các tạng dần ổn định, bệnh nhi đi ngoài được, bụng mềm, được tập cho ăn và phục hồi khá tốt.

Đây là một trong những trường hợp bệnh nhi đặc biệt được cứu sống nhờ có sự phối hợp khẩn trương, kịp thời của kíp phẫu thuật cũng như các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên hàng ngày chăm sóc và điều trị tích cực cho cháu.

Bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ sơ sinh quấy khóc, có dấu hiệu nôn, trớ nhiều sau khi ăn hoặc nôn ra dịch xanh, vàng kèm theo chướng bụng, đi ngoài phân máu, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh để xảy ra các tình trạng đáng tiếc.

Khánh Chi 

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Vì sao trời nắng nóng tác động mạnh đến sức khỏe tim mạch?

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mạn tính, bao gồm bệnh về tim mạch.

TP.HCM cần trên 1,7 triệu liều vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo rà soát nhu cầu năm nay và nửa đầu năm 2024, TP.HCM cần hơn 1,7 triệu liều của 12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Viện phí điều chỉnh như thế nào khi tính theo mức tăng của lương cơ sở?

Nếu điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng bình quân của giá khám chữa bệnh là 5%.

Người đàn ông Hà Nội gặp nạn vì nồi áp suất bất ngờ phát nổ

Nồi áp suất đang nấu bất ngờ phát nổ khiến người đàn ông ở Hà Nội bỏng nặng nhiều vùng trên cơ thể, gãy xương chày.

Đang cập nhật dữ liệu !