Trẻ em sốt nhiều ngày liên tục kèm mắt đỏ, coi chừng mắc bệnh hiếm này

Nếu bé bị sốt cao liên tục trong 5 ngày kèm mắt bị đỏ, niêm mạc đỏ thì hãy coi chừng với bệnh Kawasaki. Kawasaki là bệnh viêm mạch máu hệ thống cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Tổn thương chủ yếu trên các mạch máu có kích thước trung bình và nhỏ mà quan trọng nhất là hệ mạch vành.

Ảnh minh họa.

Trường hợp của bé Trần Đức H., 11 tháng tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục. Mẹ của bé H. chia sẻ bé bị sốt nhiều ngày không giảm. Khi chị cho con đi khám bác sĩ thì được chẩn đoán con sốt vi rút. Tuy nhiên, tình trạng sốt cao không dứt kèm theo mắt đỏ, niêm mạc đỏ. Vợ chồng chị vội đưa con vào Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Tại đây, bé được chấn đoán mắc bệnh Kawasaki. Khi nghe tới bệnh này, cả hai vợ chồng chị đều lo lắng, vì không hiểu nó là bệnh gì.

Theo bác sĩ giải thích, bệnh Kawasaki là bệnh viêm mạch máu hệ thống cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Tổn thương chủ yếu trên các mạch máu có kích thước trung bình và nhỏ mà quan trọng nhất là hệ mạch vành.

Cả nhà chị như ngồi trên đống lửa vì con mắc bệnh hiếm. Sau nhiều ngày điều trị cháu được chuyển xuống khoa tim mạch theo dõi. Hai tuần nằm viện, bé H. ra viện nhưng sức khỏe vẫn yếu.

Điều khiến bố mẹ bé lo lắng nhất là nguy cơ bé mắc các bệnh truyền nhiễm trong thời gian này rất lớn.

Bác sĩ Bùi Thu Phương - Khoa Nhi- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, đây là bệnh hiếm ở trẻ. Tên bệnh được đặt theo tên một bác sĩ Nhật Bản là Kawasaki Tomisaku, người có công phát hiện bệnh này lần đầu vào năm 1961.

Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới, bệnh trở thành nguyên nhân hay gặp nhất có thể gây nên bệnh tim mắc phải ở trẻ em. Tất cả các trẻ với những chủng tộc khác nhau đều có nguy cơ mắc bệnh này. Nước có tỷ lệ mắc bệnh cao là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn bé gái với tần suất trung bình là 1,5:1, lứa tuổi hay gặp là < 5 tuổi.

Tại Nhật Bản, bệnh xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tăng cao vào mùa Đông Xuân. Tại Việt Nam, sự phân bố bệnh theo mùa không rõ rệt, gặp nhiều trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10.

Nghiên cứu tính chất gia đình cho thấy có yếu tố HLA – BW22J2 gặp rất phổ biến ở trẻ bị bệnh. Có tỷ lệ trẻ bị tái phát bệnh chiếm khoảng 1% và tỷ lệ trẻ tử vong do Kawasaki giảm dần nhờ sự phát triển của y học hiện đại từ năm 1970 là 2%, hiện nay còn 0,3-0,5 %

Bác sĩ Phương cho biết kawasaki là một bệnh khó chẩn đoán vì không có xét nghiệm đặc hiệu cho nên phải dựa vào nhiều triệu chứng.

Chẩn đoán xác định dựa theo ủy ban quốc gia về Kawasaki của Nhật và hội Tim mạch Mỹ: có 5 trong 6 biểu hiện lâm sàng chính, hoặc 4 biểu hiện lâm sàng chính kèm giãn hay phình động mạch vành, như: Sốt cao liên tục ít nhất 5 ngày (là dấu hiệu bắt buộc); Viêm đỏ kết mạc mắt 2 bên không có nhử; Biến đổi đầu chi (phù nề, đỏ tím, bong da); Biến đổi khoang miệng (môi đỏ, lưỡi đỏ nổi gai); Ban đỏ đa dạng toàn thân; Hạch góc hàm hay dưới cằm có đường kính 1,5 cm; chắc và không hóa mủ.

Ngoài ra các biến đổi trong xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, nước tiểu và nhất là siêu âm động mạch vành có giá trị quan trọng trong chẩn đoán bệnh.

Bệnh đạt hiệu quả điều trị cao trong 10 ngày đầu bằng Immuno globulin tĩnh mạch, các thuốc chống đông và giảm viêm các thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra cũng có trường hợp cần điều trị can thiệp và phẫu thuật nếu tổn thương động mạch vành tiếp tục tiến triển ở những năm tháng sau này.

Bệnh nhân mắc bệnh Kawasaki cần được theo dõi cẩn thận sau khi bị bệnh nhằm đề phòng trường hợp hẹp động mạch vành. Sự hình thành huyết khối và hẹp động mạch vành được coi là nguyên nhân chính gây tử vong trong bệnh này.

Ngoài việc dùng thuốc sau giai đoạn cấp tính, tùy thuộc vào mức độ tổn thương động mạch vành mà bệnh nhi được theo dõi khác nhau. Ở độ I, II trẻ được tái khám sau 3-5 năm; độ II tái khám sau 2 năm; độ IV, V tái khám sau 6-12 tháng.

Khánh Ngọc

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !