Trẻ bị bạo hành ở Bắc Ninh, trách nhiệm thuộc về ai?

Người lớn có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Nếu ở nhà là cô dì, chú bác, người bảo hộ, cha mẹ của trẻ. Ở trường là các thầy cô giáo và những người có trách nhiệm như cán bộ đoàn, cán bộ đội… tham gia dạy dỗ, quản lý các em.

MXH những ngày qua lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một bé trai đang trong độ tuổi mầm non ngồi học nhận biết đồ vật với một nữ giáo viên.

Sự việc gây bức xúc dư luận bởi trong quá trình dạy, nữ giáo viên liên tục dùng kẹp quần áo kẹp tai cháu bé khi không làm theo hướng dẫn.

Chưa dừng lại ở đó, nữ giáo viên này còn dùng đầu húc mạnh vào cháu bé và liên tục dùng kẹp quần áo doạ kẹp vào mặt, vào tai bé. Sau đó, nữ giáo viên còn véo tai, tát vào mặt cháu bé khiến nạn nhân khóc thét lên.

Được biết, sự việc xảy ra tại một Trung tâm can thiệp sớm trẻ khuyết tật học hòa nhập trên địa bàn khu phố Lê Hồng Phong (phường Đông Ngàn, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Trung tâm này có 5 cô giáo dạy cả ngày, 3 cô giáo dạy ngoài giờ với quy mô 25 học sinh (từ 18 tháng tuổi đến 60 tháng tuôi) và hoạt động “chui” vì chưa có giấy phép.

Bé bị bạo hành là P..A.B.K (SN 2020, trú tại phường Đông Ngàn, TP. Từ Sơn) bị Dương Thị H. (SN 2000, ở phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn) có hành vi ngày 3/12/2022.

Trao đổi với phóng viên, BS. Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐTB & XH) cho rằng từng nói rất nhiều lần bạo hành ở trường học có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ gia đình (gia đình thiếu sự giáo dục, bị buông lỏng từ lâu).

Chính vì thế các em nhỏ đến lớp đã gây ra những bức xúc, gây ra những stress cho các thầy cô giáo. Đó chính là những tác nhân xảy ra bạo hành của các thầy cô giáo, có thể là bạo lực học đường. Đó là cái gốc của nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây.

BS Nguyễn Trọng An trả lời phỏng vấn phóng viên 

Tuy nhiên, đối với vụ việc này, BS An cho biết chưa nắm được cụ thể nhưng ông nhấn mạnh, trẻ em dù sao chăng nữa vẫn có quyền được bảo vệ.

Người lớn có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Nếu ở nhà là cô dì, chú bác, người bảo hộ, cha mẹ của trẻ. Ở trường là các thầy cô giáo và những người có trách nhiệm như cán bộ đoàn, cán bộ đội… tham gia dạy dỗ, quản lý các em.

“Điều này đã được quy định trong Luật Trẻ em năm 2016 và quy định tại Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Do đó, tất cả những vụ bạo hành này nếu xảy ra ở trường ngoài cái gốc xuất phát từ gia đình thì câu chuyện tiếp theo là sự bảo vệ, giáo dục ở nhà trường. Mà cụ thể ở đây là trách nhiệm của các bậc giáo viên”, ông An phân tích.

BS An cũng cung cấp thêm thông tin thống kê hiện nay có tới 22% trẻ em ở bậc tiểu học, trung học cơ sở có vấn đề rối nhiễu tâm trí.

Con số này cho thấy trong trường học có rất nhiều em bé đang bị rối nhiễu tâm trí chưa kể những em bé bị bệnh thần kinh, tâm thần thật.

Trở lại vụ việc ở Bắc Ninh, BS An cho rằng trách nhiệm chính thuộc về các thầy cô giáo. Các thầy cô giáo được giao nhiệm vụ nhưng đã bị bức xúc, stress và xả ra với trẻ (đánh đập, bạo hành các em).

“Thầy cô giáo phải được đào tạo về giáo dục hoà nhập tại khoa giáo dục đặc biệt. Ở đây, cô giáo không có đạo đức và thiếu kỹ năng.

Nếu tính kỷ luật phải kỷ luật chủ trường sau đó đến cô chủ nhiệm và trách nhiệm chính là cô bạo hành em bé”, BS An kiến nghị.

Dưới góc nhìn luật pháp, chia sẻ với phóng viên TS. LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, đây là vụ việc bạo hành trẻ em gây bức xúc trong dư luận, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc xác minh làm rõ để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo đó, Luật sư Cường cho rằng cơ quan chức năng cần làm rõ hành vi bạo hành trẻ diễn ra từ bao giờ, bao nhiêu lần và với những cháu bé nào. Bởi theo quy định của pháp luật thì hành vi đối xử tàn nhẫn đối với người lệ thuộc là hành vi hành hạ người khác.

Người thực hiện hành vi hành hạ người khác mà gây tổn thương tâm lý, sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 140 (BLHS 2015).

Cụ thể:

Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên".

“Theo thông tin sự việc nêu trên thì các cháu bé học tập ở đây đều ở độ tuổi từ 2-3 tuổi. Các em còn quá nhỏ và không có khả năng tự vệ.

Cho nên hành vi hành hạ trẻ em không có khả năng tự vệ mà gây hậu quả nghiêm trọng, đến mức được xác định là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người thực hiện sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù (khoản 2, Điều 140, BLHS).

Nếu kết quả xác minh cho thấy, giáo viên nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra thương tích nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với người đã gây ra thương tích cho các cháu bé về tội "Cố ý gây thương tích" theo Điều 134 (BLHS 2015).

Trường hợp kết quả xác minh cho thấy hành vi chưa gây ra thương tích nghiêm trọng; chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của các cháu bé; chưa gây ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội, đồng thời người thực hiện hành vi đã biết ăn năn sám hối thì có thể sẽ không xử lý hình sự mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP”, TS. LS Cường cho hay.

Theo LS Cường, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi của các giáo viên ở cơ sở này, xác định hậu quả đã gây ra đối với các cháu khỏe về thể chất và tinh thần để đánh giá tính chất nghiêm trọng của sự việc làm cơ sở quyết định việc xử lý hình sự hay xử phạt hành chính.

N. Huyền 

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Các ‘thánh địa’ du lịch tại Việt Nam có gì đáng trải nghiệm về đêm?

Hoàng hôn buông mở ra những trải nghiệm bất tận cho du khách về đêm. Tổ hợp vui chơi sôi động Da Nang Downtown đến chợ đêm Vui Fest náo nhiệt, các show diễn tại Thị trấn Hoàng Hôn - Phú Quốc… tạo nên một bức tranh du lịch đêm sống động, đầy cảm xúc.

Top trải nghiệm hấp dẫn chưa từng có khi du xuân ở Sun World Ha Long

Đến Sun World Ha Long dịp đầu xuân, du khách không chỉ được hưởng chính sách giá vé hấp dẫn mà còn được tận hưởng nhiều trải nghiệm “chill” hết nấc tại khu “3 Đồi” mới.

Những di sản văn hoá ‘độc lạ’ chỉ có ở núi Bà Đen dịp đầu Xuân

Múa trống Chhay dăm, nhạc ngũ âm hay ẩm thực chay - đó là các di sản văn hoá mang đặc trưng tại Tây Ninh mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến với núi Bà Đen mùa Xuân này.

Cát Bà - ‘thiên đường’ chờ được đánh thức

Được ví như bản giao hưởng của núi rừng hùng vĩ và biển đảo bao la, Cát Bà sở hữu 7 hệ sinh thái đa dạng với cảnh quan ngoạn mục, khí hậu trong lành, cùng vô số trải nghiệm hấp dẫn.

Đang cập nhật dữ liệu !