Trào lưu ‘That Girl’ đầu độc tinh thần các cô gái trên TikTok

Phải chạy theo những tiêu chuẩn để trở thành cô gái hoàn hảo từ vẻ ngoài đến công việc, nhiều người cảm thấy kiệt quệ cả thể chất lẫn tinh thần.

Dynasti deGouville (22 tuổi, đến từ bang Georgia, Mỹ) cảm thấy kiệt sức khi theo đuổi xu hướng #ThatGirl và #CleanGirl trên TikTok. Cô phải thức dậy lúc 5h, tập thể dục hàng ngày, viết nhật ký, thiền, ăn một số loại thực phẩm nhất định (sinh tố, bánh mì nướng bơ) và mặc đồ thể thao hàng hiệu.

Hashtag #ThatGirl, thu hút khoảng 6 tỷ lượt xem trên TikTok, là ví dụ về nội dung trực tuyến nhằm mục đích truyền cảm hứng cho mọi người thay đổi cuộc sống ngoài đời thực của họ.

Thực tế, những hình ảnh đẹp và mô tả về hạnh phúc có thể khiến người dùng mạng bắt đầu áp dụng lối sống lành mạnh hơn hoặc học kỹ năng mới.

Tuy nhiên, chúng cũng có thể khiến họ cảm thấy choáng ngợp và kiệt quệ. Đôi khi, các trào lưu có thể duy trì các tiêu chuẩn về vẻ đẹp và sự giàu có không thể đạt được, theo WSJ.

#ThatGirl bị chỉ trích vì mô tả phiến diện về cơ thể, chủng tộc và thu nhập, với nhiều bài đăng tôn sùng hình ảnh phụ nữ gầy, da trắng, trông có vẻ giàu có. Về phương diện cải thiện cuộc sống, xu hướng này không phải giúp ích cho tất cả.

Trao luu TikTok anh 1

Sự phổ biến của “That Girl” khiến ngày càng nhiều cô gái theo đuổi lối sống này. Ảnh: Elena Scotti/WSJ.

Kiệt sức

Đầu năm nay, deGouville thấy nguồn cấp dữ liệu TikTok của mình chứa đầy video #ThatGirl từ những người cô theo dõi, chia sẻ về cách họ cải thiện cuộc sống cá nhân.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Emory vào tháng 5, deGouville bắt đầu so sánh cuộc sống của mình với nhiều người khác. Không tham gia lớp học nào hay trau dồi ngoại ngữ, cô phải tìm cách mới để lấp đầy thời gian ngoài công việc hàng ngày.

“Đó là khi tôi bắt đầu xây dựng bản thân theo hình mẫu là những người phụ nữ hấp dẫn trên mạng”, cô nói.

Jayne Charneski, người sáng lập công ty nghiên cứu người tiêu dùng Front Row Insights & Strategy, cho biết cùng lan truyền nội dung #ThatGirl song TikTok được xem nhiều hơn các nền tảng khác do tính chân thực, ít bị chọn lọc hơn.

“Đồng thời, bản chất của thuật toán TikTok là có thể khiến người xem rơi vào lỗ hổng nội dung. Nói cách khác, họ nghĩ rằng ai cũng phải sống như những người mình thấy trên mạng và đặt câu hỏi tại sao bản thân không làm điều tương tự”, GS Christian Montag, công tác tại Đại học Ulm (Đức), nghiên cứu về mối liên hệ giữa thói quen dùng mạng xã hội và tính cách, cho biết.

Tháng 12 năm ngoái, TikTok tuyên bố nền tảng nỗ lực nhằm đa dạng hóa đề xuất và ngăn người dùng xem quá nhiều nội dung giống nhau. Trong đó, Cormac Keenan, người đứng đầu bộ phận tin cậy và an toàn, cho biết công ty đã giảm tần suất đề xuất video liên quan đến các chủ đề sức khỏe như ăn kiêng, tập thể dục và đang tiếp tục thử nghiệm.

Một phát ngôn viên nói thêm rằng trong những tuần tới, công ty sẽ tung ra tính năng để lọc ra các hashtag bắt đầu bằng # cụ thể.

Trao luu TikTok anh 2

“That Girl” được cho là không chỉ khỏe mạnh mà còn thành công trong sự nghiệp và trông đẹp ở mọi thời điểm. Chế độ ăn uống, tập luyện của họ đều có quy tắc nhất định. Ảnh: Jill Burrow/Refinery29.

Khi theo đuổi trào lưu #ThatGirl, deGouville phải thức dậy 1,5 tiếng trước giờ vào làm việc để viết nhật ký, uống sinh tố và thực hiện quy trình chăm sóc da 7 bước. Kết thúc ngày làm việc, cô đến phòng gym và luyện tập với cường độ cao. Trở về nhà, cô chuẩn bị bữa ăn lành mạnh, đọc sách và thiền trước khi đi ngủ.

“Tôi chắc chắn có những ngày đạt được tất cả điều đó nhưng thật mệt mỏi. Áp lực theo đuổi lối sống #ThatGirl khiến tôi khó chịu vì như luôn có deadline phải hoàn thành”.

“Không có cách nào mọi người có thể duy trì lịch trình như thế”, deGouville khẳng định thêm.

DeGouville từ bỏ trào lưu #ThatGirl vào đầu tháng này. Cô nói rằng cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

Không chạy theo một cách máy móc

Tương tự deGouville, Blau (19 tuổi, sống tại bang Massachusetts, Mỹ) được đề xuất xem hầu hết nội dung về lối sống và sức khỏe trên nguồn cấp dữ liệu TikTok. Nữ sinh viên Đại học Western New England coi đó là nguồn cảm hứng cho những thay đổi nhỏ hàng ngày.

Cách tiếp cận của Blau là xem xét cuộc sống của bản thân phù hợp với lối sống #ThatGirl như thế nào.

Kể từ khi đưa thói quen #ThatGirl vào cuộc sống, Blau nhận thấy tâm trạng được cải thiện từng ngày. Điều đó thúc đẩy cô dành nhiều thời gian hơn ở bên ngoài và hòa nhập với mọi người. Cô cũng ưu tiên làm những gì khiến bản thân hạnh phúc.

Blau thử thói quen lý tưởng là thức dậy sớm, đến phòng gym và viết nhật ký. Tuy nhiên, cô không thích hoạt động buổi sáng nên bắt đầu tập thể dục vào ban đêm. Nếu thói quen nào đó không hiệu quả, cô sẽ ngừng thực hiện.

“Tôi xem các video để xem mình có thể tái tạo những thói quen đó thế nào trong khi vẫn sống đúng với những gì mình thích làm hàng ngày”, cô nói.

Trao luu TikTok anh 3

Người dùng cần tỉnh táo để không bị cuốn vào các trào lưu trên mạng xã hội, khiến bản thân mệt mỏi. Ảnh: PsyPost.

Theo chuyên gia, có một số cách để đảm bảo áp dụng nội dung về lối sống trên mạng xã hội một cách lành mạnh và có chọn lọc.

Tự hỏi bản thân cảm thấy thế nào.

Trước và sau khi xem nội dung về lối sống trên mạng, Jacqueline Sperling, nhà tâm lý học lâm sàng và giảng viên tại Trường Y Harvard, khuyên mọi người nên đánh giá theo thang điểm họ cảm thấy. Nếu cảm thấy khó chịu, hãy cắt giảm hoặc thử điều chỉnh những gì bản thân thấy. Sử dụng tính năng “không quan tâm” để ngăn thuật toán phân phát lại những loại video đó. Họ cũng có thể cuộn qua nguồn cấp dữ liệu “Đang theo dõi” để chỉ xem các bài đăng từ tài khoản chọn lọc.

Hạn chế sử dụng điện thoại.

Đặt giới hạn thời gian sử dụng TikTok và các mạng xã hội khác có thể giúp giảm mức tiêu thụ. GS Montag khuyên người dùng nên chuyển điện thoại sang chế độ xám, loại bỏ các màu sắc sặc sỡ có thể làm cho smartphone trở nên hấp dẫn.

Tham khảo ý kiến chuyên gia.

Cuộc sống #ThatGirl hàng ngày bao gồm hướng dẫn về chế độ ăn uống và thể dục cụ thể. Điều quan trọng cần nhớ là lối sống lành mạnh đối với mọi người sẽ khác nhau. TS Sperling nói hãy cân nhắc việc hỏi chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia khác để có kế hoạch cá nhân hóa.

Cân nhắc tính thực tế.

Hãy tưởng tượng những gì diễn ra đằng sau hậu trường của một video TikTok để cân nhắc có nên tiếp thu hoặc học hỏi nội dung trong đó hay không.

TikTok làm hại trẻ bằng trào lưu kỳ quái, chết chóc

TikTok làm hại trẻ bằng trào lưu kỳ quái, chết chóc

Theo chuyên gia, cha mẹ, nhà trường và các cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn các nội dung độc hại nhắm vào trẻ nhỏ trên TikTok.

Theo zingnews.vn

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !