Tranh luận sôi nổi trước tâm thư của phụ huynh có con bị loại từ 'vòng gửi xe' vào trường Chuyên Hà Nội- Amsterdam

Mới đây, tâm thư của một phụ huynh khi có con “bị hụt” ước mơ chinh phục khối THCS tại Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vì những tiêu chí “vòng gửi xe” đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Theo đó, trong tâm thư phụ huynh này đặt ra câu hỏi “tại sao điều kiện xét tuyển vào khối THCS trường Amsterdam lại phải là 4 năm (lớp 2-5) đạt “học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện?".

Phụ huynh nhận định rằng trường Amsterdam tuyển chọn các học sinh có năng lực đặc biệt, cụ thể bằng các môn thi Toán, Tiếng Việt và Anh Văn với mức độ khó của đề rất cao. Rất khó để học sinh có thể học giỏi toàn diện các môn Toán, Tiếng Việt, Anh Văn, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Thể dục… trong cả 4-5 năm học vì chỉ 1 sai sót nhỏ cũng có thể khiến các con không đạt được danh hiệu xuất sắc.

{keywords}
Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam luôn là giấc mơ của nhiều học sinh

Phụ huynh này tiếp tục đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao có năm thì tiêu chí xét tuyển vòng 1 yêu cầu các lớp 3,4,5 xuất sắc, có năm lại yêu cầu từ lớp 2 đến lớp 5 phải đạt xuất sắc? Phải chăng chỉ là để lọc bớt hồ sơ thi tuyển từ vòng 1?

Thừa nhận Amsterdam là một trường chuyên rất khó, toàn các “siêu nhân nhí”, những học sinh có năng lực đặc biệt mới đỗ được nhưng cuối tâm thư, phụ huynh này cho rằng trường nên bỏ bớt các tiêu chí xét tuyển vòng 1 để các học sinh hâm mộ trường Amsterdam có thể tham gia. Bởi lẽ, dù có thể không đủ điểm đỗ thì đó cũng là một trải nghiệm với giấc mơ trường Amsterdam của các con và các con không phải nuối tiếc vì bị loại từ "vòng gửi xe”.

Tâm sự về câu chuyện của con mình, phụ huynh này nói: “Bản thân tôi là một phụ huynh có con thiếu 1 năm đạt Học sinh xuất sắc (lớp 2) và không đủ điều kiện xét tuyển vòng 1 của Amsterdam, chỉ vì môn Mỹ thuật bị xếp loại Hoàn thành.

Do vậy tôi muốn bày tỏ những trăn trở, nuối tiếc của mình, và cũng có thể là của nhiều phụ huynh khác có con ở cùng hoàn cảnh. Cũng hy vọng nhà trường thấu hiểu và biết đâu có sự thay đổi, để tạo một sân chơi cởi mở, công bằng cho các bạn nhỏ thể hiện tài năng, vươn tới giấc mơ chinh phục trường Amsterdam của mình”.

Tâm thư của phụ huynh này thực sự đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội. Có luồng ý kiến cho rằng đã là tuyển chọn học sinh giỏi thì chỉ cần thi nghiêm túc là đủ, cớ gì mà phải xét học bạ, việc xét học bạ sẽ tước đi cơ hội của những em trót có hồ sơ điểm không cao cũng như làm nhụt ý chí tiến thủ của trẻ, nhất là những em mới hoặc đang tiến bộ. 

Trái ngược với ý kiến trên, có những phụ huynh cho rằng mỗi trường có cách riêng để họ tuyển được học sinh theo đúng yêu cầu của họ, mình không đáp ứng được như vậy thì có vào học cũng chưa chắc đã là tốt nhất đối với con mình. 

Thực tế, nhiều phụ huynh có con học tại trường Amsterdam phải thừa nhận rằng các con chỉ học giỏi thôi chưa đủ mà phải giỏi toàn diện thì mới hòa nhập và khẳng định bản thân được. Chính vì thế nên học ở đâu không quan trọng mà quan trọng là phù hợp với cá nhân con, nếu đã là tài năng thì kiểu gì cũng đến lượt, cấp 2 vào trường Amsterdam không được thì cấp 3 có thể thử sức tiếp.

Theo nhận định của nhiều phụ huynh, trường chuyên là loại hình đào tạo mang tính đặc thù, một kiểu giáo dục tinh hoa. Cả thành phố Hà Nội có hàng nghìn học sinh nhưng chỉ tiêu vào trường Amsterdam rất hạn chế. Vậy nên có thể tiêu chí vòng 1 là một cách để nhà trường loại bớt hồ sơ và tìm kiếm những học sinh giỏi toàn diện. Nếu con có khả năng và say mê học tập thì học ở đâu cũng giỏi. Vậy nên cha mẹ không nên yêu cầu nhà trường thay đổi tiêu chí xét tuyển, thay vào đó hãy tìm trường phù hợp với con để con được thỏa sức sáng tạo, vươn lên bằng chính năng lực của con mà không phải gồng mình đối phó.

Hoàng Thanh

Sinh viên Bách khoa bị đuổi khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ

Một sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị buộc phải rời khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ.

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.

Đang cập nhật dữ liệu !