Tranh luận “nảy lửa” về ý kiến bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”

GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng cần chấm dứt khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" vì nó mang nặng tính phục tùng, không phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Ý kiến của giáo sư đã thu hút sự quan tâm, tranh luận của nhiều người.

Nêu quan điểm về vấn đề trên, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng muốn đổi mới giáo dục cần thay đổi nội hàm thay vì chỉ hướng tới thay đổi các khẩu hiệu.

“Trước hết, muốn đổi mới giáo dục thì nội dung chương trình phải đổi mới. Tiếp theo là cách người thầy truyền đạt cũng phải thay đổi hướng đến cho học sinh sự chủ động, sáng tạo chứ thay khẩu hiệu có nghĩa lý gì đâu? Vì thế tôi không đồng ý việc bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ hậu học văn".

Tôi cho rằng muốn khuyến khích học sinh phản biện, không cần bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" ra khỏi trường học mà người thầy phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới mẻ.

Theo đó, thầy cô và học sinh cùng tìm hiểu để phát huy năng lực, tăng cường tư duy phản biện của học sinh để trí tuệ của các em rộng rãi, phong phú hơn. Tôi cho rằng, đó mới là phương pháp đổi mới giáo dục rất tích cực”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.

Cũng theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ thì đối với mỗi con người, "đức" là cái gốc cơ bản, là cái rất quan trọng trong cuộc sống.

Con người có hai điểm, một là đạo đức, hai là năng lực. Cả hai yếu tố này đều cần thiết, tồn tại song song và nếu người đó có tài và có đức thì hoàn hảo.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tại Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cũng đã không treo khẩu hiệu "Tiên học lễ hậu học văn" từ lâu. Nói về điều này, thầy Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Việc bỏ khẩu hiệu này để giúp giáo viên hướng tới phương pháp giảng dạy hiện đại, để học sinh được hướng dẫn thêm tư duy phản biện, kích thích sự sáng tạo của học sinh.

Hơn nữa, khi học sinh có nền tảng văn hóa, tri thức thì chữ "lễ" đương nhiên sẽ được thực hiện mà không cần khẩu hiệu.

Mặt khác, thế giới vận động từng ngày, các triết lý giáo dục cũng phải thay đổi bởi thực tế hiện nay chúng ta đang hướng tới, nếu học sinh được học tập một cách nghiêm túc, sáng tạo bởi những phương pháp hiện đại thì theo tôi cũng không cần phải "tiên học lễ" nữa”. 

Trước đó, Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) trình bày quan điểm trên trong tham luận: "Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo".

Ông khẳng định, sáng tạo thuộc về tài năng trong khi xã hội Việt Nam truyền thống hướng đến ổn định nên không hướng đến tài năng mà đề cao chữ lễ, "Tiên học lễ, hậu học văn", đề cao sự phục tùng. Trong khi đó, để có con người sáng tạo, cần thực hiện dân chủ trong giáo dục, cần thay đổi quan niệm về người thầy từ việc truyền thụ kiến thức sang việc hướng dẫn người học sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình.

GS Trần Ngọc Thêm kiến nghị: "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo".

"Chừng nào còn đề cao chữ "Lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển", ông nhấn mạnh thêm.

Hoàng Thanh

Nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp: 'Khi em nói, cô nên cúi mặt xuống'

Nữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.

Sinh viên Bách khoa bị đuổi khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ

Một sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị buộc phải rời khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ.

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

Đang cập nhật dữ liệu !