Tránh 8 lỗi sai cơ bản khi làm đề thi vào lớp 10 môn tiếng Anh

Chỉ còn hơn một tuần nữa, học sinh lớp 9 sẽ chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội. Ngoài việc nắm chắc các kiến thức đã học, các em cũng cần nắm được những lỗi sai cơ bản trong bài thi tiếng Anh.

Để giúp các em có thể đạt được điểm cao nhất trong bài thi môn Tiếng Anh vào lớp 10, thầy giáo Đỗ Minh Trung - giáo viên tiếng Anh với nhiều năm kinh nghiệm luyện thi tại Hà Nội, chia sẻ về  8 lỗi cơ bản và cách khắc phục như sau:

{keywords}
Thầy giáo Đỗ Minh Trung

1. Lỗi ở dạng bài phát âm và trọng âm

Học sinh thường không học thuộc một số các quy tắc của bài phát âm, trọng âm. Có nhiều em còn kém ở phần phát âm của từ vựng nên khi làm thường chọn bừa, chọn theo cách đọc của mình mà không nắm chắc lý thuyết nên xác suất chọn được đáp án đúng là không nhiều.

Lời khuyên là phải học thuộc cách phát âm của một số nguyên âm, phụ âm khó, cách phát âm đuôi “s/es” và đuôi “ed”, cũng như một số mẹo đối với bài đánh trọng âm các từ 2,3 âm tiết của tính từ, động từ, danh từ,... hoặc có kết thúc đuôi như “-ion”, “-ity” “-ance” “-ence”“-ment”,… 

2. Lỗi ở dạng bài điền từ và bài đọc

Thứ nhất, ở dạng bài này, các em thường bắt tay vào làm hoặc dịch luôn bài mà bỏ qua một phần quan trọng là đọc chủ đề. Đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất nội dung của bài (trừ trường hợp bài không có chủ đề). Điều này khiến cho các em không có cái nhìn tổng thể của cả bài một cách nhanh nhất.

Ngoài ra các em cũng thường không để ý từ loại cần điền vào chỗ trống, ý nghĩa của từ cần điền… Việc xác định từ loại mà em cần điền vào bài sẽ giúp em có được phương hướng để chọn đáp án đúng cho bài điền từ với xác suất lên đến 70%, phần còn lại chỉ là em lắp ghép đáp án đã chọn và xem lại nghĩa đúng để chắc chắn hơn với lựa chọn của mình.

Thứ hai, các em có thói quen dịch toàn bộ nội dung của bài xong mới đọc đến câu hỏi. Thói quen này sẽ khiến các em mất nhiều thời gian cho bài đọc và có thể dẫn đến không đủ thời gian để làm các bài tiếp theo.

Điều học sinh nên làm là đọc câu hỏi trước, từ đó xác định được ý tưởng, xác định được mức độ khó của từng câu để làm câu dễ trước.

Tiếp theo các em cần phải tìm nội dung cho câu trả lời đó, khi đọc sang nội dung của bài đọc là phải trả lời như thế nào và ở dòng nào trong bài,... Và khi đã biết được kiểu câu hỏi phải trả lời thì sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời. 

3. Lỗi ở phần ngữ pháp và từ vựng

Ở phần này, còn tồn tại trường hợp học sinh mắc lỗi sai trong bài chia động từ, câu hỏi đuôi, danh từ, động từ, giới từ, mạo từ,...

Nguyên nhân có thể do những yếu tố sau:

- Thứ nhất, các em chưa nắm chắc ngữ pháp dẫn đến tình trạng phân vân khi làm bài, không nghĩ ra đáp án hoặc chọn nhầm đáp án.

- Thứ hai, các em còn thiếu vốn từ vựng, nên khi dịch câu hỏi, dịch sai nghĩa dẫn đến chọn nhầm đáp án.

- Thứ ba, một số em còn không cẩn thận, chủ quan trong việc làm bài nên chỉ đọc lướt qua làm nhanh, vội vàng nên dẫn đến việc chọn sai đáp án.

Để khắc phục các yếu tố trên, các em cần củng cố lại kiến thức đã học, xem lại các dạng bài mình còn mắc lỗi, làm bài phải giữ một tinh thần thoải mái, bình tĩnh, đọc và hiểu kỹ đề bài cũng như các phương án trả lời để lựa chọn đáp án phù hợp nhất.

{keywords}
Thầy Trung và học sinh của mình

4. Lỗi ở dạng bài viết lại câu

Ở dạng bài này, học sinh vẫn còn có tình trạng không nắm chắc các cấu trúc cơ bản. Đồng thời, khi học trên lớp thường học theo hình thức tự luận để viết lại câu, nên khi sang bài thi thật - hình thức trắc nghiệm, cũng khiến các em gặp rất nhiều khó khăn. 

Để khắc phục phần này, học sinh buộc phải học kỹ các cấu trúc câu cơ bản, cần phải viết lại câu cẩn thận với độ chính xác tuyệt đối. Và để làm tốt, các em cần phải nắm chắc các cấu trúc cơ bản như:

- Cấu trúc viết lại câu của thì hiện tại hoàn thành.

- Cấu trúc câu mong ước “Wish” và cấu trúc “Used to”.

- Cấu trúc câu trực tiếp - gián tiếp.

- Cấu trúc câu bị động, bao gồm: cấu trúc “have something done” và “get something done”.

- Cấu trúc câu so sánh bằng, so sánh hơn, so sánh kép,...

- Cấu trúc mệnh đề quan hệ, câu bị động.

- Cấu trúc câu điều kiện loại 1, loại 2.

- Cấu trúc liên quan đến các từ chỉ mục đích như: in order to, in order that..

- Từ nối (linking words): because, although, though, but, so, so that, therefore,... 

5. Lỗi ở dạng bài sửa lỗi sai

Dạng bài này được coi là bài “cứu điểm” cho học sinh. Tuy nhiên, đây cũng chính là bài dễ mất điểm. Một số bạn đã luyện nhiều đề, sẽ tìm ngay ra đáp án sai, nhưng một số bạn khác sẽ là dạng bài khó hoặc cần nhiều thời gian để tìm ra đáp án sai, nhiều khi không tìm được nên khoanh bừa đáp án.

Vì vậy, khi gặp dạng bài này, ngoài việc nắm chắc ngữ pháp, các em cũng nên “dắt túi” một số mẹo làm bài, sẽ giúp tăng khả năng chọn được đáp án chính xác.

6. Lỗi ở dạng bài câu hỏi giao tiếp

Các em thường chọn câu trả lời theo cách dịch của mình mà không nghĩ đến nhiều câu trả lời phải dựa vào ngữ cảnh, dựa vào cách trả lời chuẩn/ đặc biệt cho câu hỏi đó,...

Vì vậy với phần này, các em chỉ cần ôn kỹ phần Speaking trong sách giáo khoa. Ngoài ra, học sinh cần ôn lại cách đặt câu hỏi và câu trả lời đối với các dạng: lời mời, gợi ý, yêu cầu, khuyên nhủ, khen ngợi,... 

7. Lỗi ở dạng bài từ đồng nghĩa - trái nghĩa

Ở dạng bài này, học sinh cần chú ý đọc kỹ, xác định yêu cầu của đề và nét nghĩa cần tìm. Nhiều em đã dịch được đề và biết nghĩa các đáp án nhưng lại chọn nhầm đáp án do không đọc kĩ đề bài.

Bên cạnh đó, các em cũng cần đoán được nghĩa của từ/ cụm từ gạch chân dựa vào ngữ cảnh. Bởi, một từ tiếng Anh thường có nhiều hơn một nét nghĩa, việc đọc và dịch cẩn thận nghĩa của cả câu sẽ giúp chúng ta xác định trong câu, từ đó mang nghĩa gì và có thể suy đoán từ cần điền. Lưu ý này rất quan trọng, bởi từ đồng nghĩa cần tìm là từ có thể thay thế từ in đậm trong ngữ cảnh câu đó, chứ không thuần túy là đồng nghĩa với từ đó.

8. Lỗi ở dạng bài cụm động từ, thành ngữ

Đây là phần câu hỏi khó nhất trong đề thi, không chỉ yêu cầu các em phải nhớ chính xác nghĩa của những cụm động từ (phrasal verbs), thành ngữ (idioms),... mà các em phải hiểu rõ nghĩa của đáp án khi điền vào câu hỏi đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm bài, hầu hết các em đều không nhớ, không để ý nghĩa chính xác, hoặc hiểu sai ý của câu hỏi,... Kết quả là các em thường làm sai dạng câu hỏi này. 

Để khắc phục, các em cần học kỹ một số cụm động từ của các động từ như: to get, to make, to take, to bring, to do,... và một số thành ngữ trong sách giáo khoa đã được học. Ngoài ra, các em cũng nên luyện kĩ lại những câu hỏi của phần bài tập này.

Với những chia sẻ và hướng dẫn trên, thầy Minh Trung hy vọng các em học sinh còn đang lo lắng cho kì thi vào 10 môn Tiếng Anh sẽ phần nào yên tâm hơn trong giai đoạn gấp rút này. Chúc các em giữ được cho mình một tâm lý thật vững vàng, trang bị đầy đủ hành trang kiến thức, nỗ lực hết mình để đạt kết quả cao trong kỳ thi tới!

Bí quyết ôn tập môn Toán lớp 10: Những dạng bài dễ bị mất điểm cần lưu ý

Bí quyết ôn tập môn Toán lớp 10: Những dạng bài dễ bị mất điểm cần lưu ý

Hiện nay, học sinh khối 9 toàn quốc đang trong giai đoạn "nước rút" khi chỉ còn thời gian ngắn nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ diễn ra.

Hoàng Thanh

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !