Trai làng gồng mình kéo co trong giá rét
![]() |
Cuộc đấu sức này diễn ra tại lễ hội làng Ngọc Tiên, thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tham gia tranh giải có 6 giáp (6 đội) với số lượng 15 người mỗi giáp. Trong ảnh là các thành viên giáp Đông - Đoài đang lễ thánh trước khi vào thi đấu. |
![]() |
Những người tham gia kéo co đều là những thanh niên khỏe mạnh, được tuyển lựa kỹ càng. Các đội sẽ thi đấu liên tục trong 3 ngày (13, 14, 15 âm lịch) theo thể thức vòng tròn, đội cao điểm nhất sẽ dành chức vô địch. |
![]() |
Trước khi thi đấu các đội đều tiến hành tập luyện để làm quen với những nhịp giữ, giằng, tiếng hò lấy sức… |
![]() |
Địa điểm thi đấu là một dải đất dài nằm giữa hai con mương phía trước chùa Ngọc Tiên, vị trí này không những tạo thuận lợi cho người xem mà còn giúp cuộc thi đấu được diễn ra an toàn, đẹp mắt. |
![]() |
Mỗi trận sẽ thi đấu 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút (hoặc kết thúc ngay khi vạch giữa dây được kéo qua mốc phía đối thủ), mỗi trận thắng sẽ được tính 3 điểm. |
![]() |
Niềm vui chiến tháng của một giáp sau trận đấu. |
![]() |
![]() |
Các trận thi đấu thu hút sự chú ý của hàng ngàn người dân quanh đây với cờ, hoa, trống, phách...tiếng hò reo cổ vũ vang động cả vùng. |
![]() |
Loa đài được mang tới để cổ vũ các vận động viên |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhiều người tới sau phải leo lên các vị trí cao hơn mới có thể nhìn vào phía trong. |
![]() |
![]() |
Ngoài các trận kéo co phía ngoài thì trong khuôn viên chùa còn diễn ra nhiều hoạt động mang đậm màu sắc dân gian như "địch hỏa" (đánh lửa), "địch thủy" (lấy nước) và thổi cơm thi, làm cỗ chay (diễn ra vào ngày 15 âm lịch). |
![]() |
![]() |
Người dân tới lễ hội cũng có thể tham gia vào các trò chơi như đánh cờ tướng, hay tổ tôm điếm. |
Theo tài liệu thư tịch thì làng Ngọc Cục được hình thành từ khoảng TK XIII - XIV, đến nay đổi thành Ngọc Tiên. Làng có quần thể di tích khá hoàn hảo trong một khuôn viên rộng rãi, khang trang. Chùa nằm chính giữa, đền mẫu ở phía đông, đền thờ thánh ở phía tây tạo nên sự liên hoàn giữa các công trình kiến trúc tâm linh, vừa sầm uất, vừa u tịch, thiêng liêng.
Tam quan chùa được kết cấu hai tầng tám mái có ngựa chầu, hai cột trụ bằng đồng xây dựng rất công phu. Vượt qua tam quan, hai bên tả hữu là những dãy nhà 6 gian, phía đông có ngôi miếu thờ Bà Làng. Phía tây chùa là miếu Bách Linh, có chiếc giếng khơi, thành giếng xếp 96 cối đá thủng, ken nhau lọc ra dòng nước trong lành để phục vụ sinh hoạt trong những ngày lễ tiết cúng Phật.
Hội làng được mở từ 12 đến 15 tháng giêng hàng năm, ngày 15 là chính tiệc. Trước khi vào hội, các giáp cử người đi tìm mua những cây luồng, bương có chiều cao trên 25m để về dựng nêu với ý nghĩa ngăn ngừa quỷ dữ từ biển Đông xâm nhập vào đất liền làm hại nhân gian. Mặt khác, cây nêu được coi là trục nối giữa trời và đất, cầu mong cho cuộc sống yên bình hơn.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, ngoài tế, lễ, rước kiệu... còn có các hoạt động văn hóa truyền thống như: lên đu tiên, leo cầu ngô trên mặt nước, bắt vịt, bốc bồi, cờ tướng, kéo co, thổi cơm thi, làm cỗ chay dâng thánh thần tổ tiên.
(Theo tạp chí Văn hóa nghệ thuật)