“Trại hè tự lập” tại gia

Dịch xảy đến không ai muốn, nhưng nếu xem đây là cơ hội rèn kỹ năng sống, để con trưởng thành hơn thì bà mẹ nào cũng sẽ sớm thu quả ngọt.

Năm nay có một mùa hè đặc biệt, bởi ai cũng có nguy cơ “một sáng thức dậy” bỗng biến thành những F0, F1 và bị đưa đi cách ly. Vì vậy, để “đề phòng”, tôi quyết định huấn luyện chàng trai vừa tốt nghiệp tiểu học của mình kỹ năng sống tự lập, dù vẫn nghiêm túc hưởng ứng phong trào “ở nhà là yêu nước”.

Khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, tôi liệt kê một danh sách các việc con cần phải làm để học cách tự lập và dán lên cửa phòng. Cậu bé trước giờ vốn chỉ biết ăn và học khá bối rối trước các nhiệm vụ mới, nhưng khi nghe mẹ giải thích lý do thì vui vẻ làm.

Nhiệm vụ đầu tiên là đi mua thức ăn. Lần đầu đứng trước quầy thực phẩm ở siêu thị dưới chung cư, con không thể phân biệt được đâu là trái bầu, đâu là quả bí, đâu là thịt heo, đâu là thịt bò, đâu là quả trứng vịt, đâu là quả trứng gà…

Nhưng sau một tuần “tự bơi”, con đã học được cách phân biệt. Thậm chí, con có thể thuộc tên và nhận biết được nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Con trai 12 tuổi đang nấu ăn
Con trai 12 tuổi đang nấu ăn.

Từ việc mua thực phẩm hằng ngày, con cũng học được cách tính toán và chi tiêu hợp lý. Ví dụ, với số tiền mẹ đưa đi siêu thị trong một ngày, để đảm bảo mua đủ những món cần thiết mà không gây thâm hụt ngân sách, con đã phải cộng trừ tính toán thật cẩn thận, tìm hiểu giá tiền của những món cần mua, xem xét, lựa chọn thật kỹ chúng trước khi quyết định mang về.

Trước đây, những bữa cơm ngon ngọt đều được mẹ dọn sẵn, đến giờ ăn con chỉ việc ngồi vào bàn và ăn. Nay, muốn ăn con phải lăn vào bếp.

Những ngày đầu tập tành bếp núc, mặc dù trước đó đã được mẹ hướng dẫn rất kỹ một số quy tắc, con vẫn lúng túng khi sử dụng dao kéo, nấu cơm đôi lúc quên nhấn nút, nấu canh thường xuyên nêm nhầm muối với đường… khiến cả nhà nhiều phen nhịn đói.

Qua nhiều lần quên, nhiều lần sai sót, dần dần con cũng đã thành thạo nấu một số món cơ bản và “vỡ” ra nhiều điều. Hóa ra, để có được bữa ăn ngon không hề đơn giản và con trai học giỏi không chưa đủ, mà cũng phải cần biết nấu ăn để có thể tự lo cho bản thân. 

Không chỉ thế, công việc bếp núc cũng giúp con học cách sắp xếp/tổ chức mọi việc hợp lý hơn. Chẳng hạn, con biết cắm cơm trước rồi mới nấu thức ăn vì thời gian nấu cơm lâu hơn, hay trong lúc chờ đợi canh sôi thì tranh thủ dọn bàn ăn thay vì cứ đứng dán chặt mắt vào chiếc nắp nồi. 

Quét dọn nhà với mọi đứa trẻ luôn là công việc buồn tẻ và kém thú vị, với con cũng vậy, nhưng hiệu quả lại vô cùng lớn.

Một hành động thực tế giá trị hơn ngàn lời nói, việc thường xuyên vệ sinh nhà cửa đã giúp con dần từ bỏ được tật xấu vứt đồ đạc bừa bãi như con giải thích: “Vứt đồ lung tung rồi đi dọn lại rất mệt và mất thời gian, nên làm xong cất gọn khỏi phải dọn”. 

Giặt giũ cứ ngỡ là công việc đơn giản nhất, khỏe nhất bởi chỉ cần bỏ quần áo bẩn vào máy, cho bột giặt vừa đủ và bấm nút, là xong. Nhưng trong mùa hè thời COVID của con, đây cũng là sự trải nghiệm và rút kinh nghiệm. 

Bình thường, tắm xong, con chỉ việc mang quần áo vứt vào máy giặt, hôm sau, mở tủ ra là có sẵn quần áo thẳng thớm, sạch sẽ. Mọi thứ trông thật dễ dàng, nhưng không hề đơn giản.

“Để quần áo sạch hơn, cần ngâm trước khi giặt, để quần áo mềm và thơm hơn cần cho thêm nước xả, hay để quần áo thẳng thớm khi khô cần giũ mạnh chúng trước khi treo lên móc”, tôi giảng. Sau vài lần thực hành con đã tự rút kinh nghiệm. 

Cứ thế, mỗi ngày trôi qua, với những công việc không tên đều đặn lặp lại, con không chỉ thuần thục hơn mà còn biết chủ động chia sẻ việc nhà với mẹ, điều mà trước đây mẹ chưa từng nghĩ đến.

Dịch xảy đến là điều không ai mong muốn, nhưng nếu xem đây là cơ hội rèn kỹ năng sống, buông tay để con trưởng thành hơn thì bà mẹ nào cũng sẽ sớm thu quả ngọt. 

Theo phunuonline.com.vn

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !