TP.HCM “ngủ quên” với tỷ lệ tiêm phòng sởi 95%

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM Nguyễn Trí Dũng cho rằng, thành phố đang “ngủ quên” khi thấy tỷ lệ tiêm phòng sởi đạt 95%.

Một ca mắc sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 1.100 ca mắc sởi, 2/3 số bệnh nhân cư trú tại TP.HCM.

 Tại quận 8, một trong những địa bàn có nhiều ca mắc sởi, bà Nguyễn Thị Hồng Biên - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận 8 cho biết, năm 2018 toàn quận có 81 ca mắc sởi, nhưng chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm 2019, số ca mắc đã lên tới 216 ca, trong đó có 28 ca dưới 9 tháng tuổi, 34 ca trên 16 tuổi.

Tính từ năm 2018 đến hết tháng 2/2019, thành phố ghi nhận có 4.327 ca sởi, trong đó riêng 2 tháng đầu năm 2019 có đến hơn 2.600 ca. Dù hiện nay số ca sởi đang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn rất cao so với những năm trước.

Bệnh sởi xuất hiện ở 285/319 phường xã, chiếm 89%. Riêng những quận, huyện giáp ranh các tỉnh có khu công nghiệp thì số ca sởi tăng cao.

Qua phân tích tình hình, Sở Y tế ghi nhận 97% trường hợp mắc sởi không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ. Hiện nay, tỷ lệ tiêm sởi tại TP.HCM ước đạt trên 95% mũi thứ 1 và 80% mũi thứ 2. Tỷ lệ này còn cách khá xa so với mục tiêu đạt 95% độ bao phủ tiêm chủng đối với bệnh sởi.

Theo bà Biên, việc tiêm phòng sởi trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều dân nhập cư, thường xuyên di chuyển, địa điểm khai báo không chính xác. Một bộ phận người dân cho con tiêm vắc xin dịch vụ đều bỏ qua mũi sởi 9 tháng dù nhân viên y tế đã đến tận nơi vận động. Một số phụ huynh sợ phản ứng sau tiêm nên cũng không cho con đi tiêm phòng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 luôn nhấn mạnh về việc nhiều phụ huynh không cho con tiêm mũi sởi lúc 9 tháng tuổi. Bác sĩ Khanh cho biết, chính vắc xin dịch vụ đã khiến phụ huynh “quay lưng” với mũi sởi này, trong khi đây là mũi tiêm rất quan trọng.

Họ không biết rằng, trong khoảng thời gian trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng đợi tiêm mũi dịch vụ sởi – quai bị - rubella là lúc trẻ dễ bị nhiễm bệnh và lây lan nhiều nhất.

Bác sĩ Khanh cũng bày tỏ lo ngại trước tỉ lệ 5% trẻ không được tiêm phòng sởi.

Cùng quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM nhấn mạnh: “Hàng năm chúng ta có khoảng 4-5% trẻ chưa tiêm chủng. Mình đang “ngủ quên” trong việc đã tiêm được 95%. Mỗi năm lại có thêm 5% nữa thì 5 năm sau, con số này sẽ lớn đến bao nhiêu?”.

Ông Dũng cũng khẳng định, tháng 8/2018, Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng dịch vụ phải tuân thủ việc tư vấn cho người dân tiêm đúng lịch, tức là phải tiêm sởi mũi 1 lúc con 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ sau 12 tháng tuổi.

GS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh việc vì sao bỏ sót đến 5% trẻ không được tiêm, đồng thời yêu cầu Sở Y tế TP.HCM phải kiên quyết trong việc xử lý các sai phạm về tiêm chủng, nếu cơ sở tiêm chủng dịch vụ không làm đúng quy định có thể bị rút giấy phép.

An Nhiên

9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Kiểm tra dịch vụ xe cấp cứu tư nhân ở TP.HCM, phát hiện hàng loạt vi phạm

TP.HCM có 8 cơ sở tư nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển cấp cứu được Sở Y tế cấp phép. Đợt kiểm tra toàn diện vừa qua cho thấy có đến 6 cơ sở vi phạm, bị đề nghị xử phạt hành chính.

Rau sống hay nấu chín bổ dưỡng hơn?

Ăn rau sống hay nấu chín nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn tùy từng loại thực phẩm và cách chế biến.

Đang cập nhật dữ liệu !