Nơi bệnh nhân 268 mắc Covid-19 ở chỉ có núi đá tai mèo sắc nhọn xen kẽ những nếp nhà người Mông. Các cán bộ y tế đã phải rất khó khăn vất vả mới đến được nơi đây để giúp bà con phòng dịch.
Bệnh nhân 268 mắc Covid -19 là một bé gái 16 tuổi ở Pín Tủng, Xã Phố Là, huyện Đồng Văn. Nơi cô bé ở là vùng biên giáp với Trung Quốc, cuộc sống vẫn còn khó khăn.
Ngay sau khi có ca bệnh, ngành y tế Hà Giang đã triển khai quyết liệt các biện pháp, rà soát, khoanh vùng và thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm của người dân ở đây nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang, Trung tâm Y tế Đồng Văn và các đơn vị liên quan để thành lập các tổ công tác thường trực tại thôn Pín Tủng theo dõi sức khỏe cho người dân, phun khử trùng,...
Đường vào thôn Pín Tủng không hề đơn giản, từ trung tâm thị trấn Phố Bảng, mất gần 30 phút đi xe máy men theo con đường mòn lởm chởm đá ngang lưng núi, vượt qua nhiều đoạn cua tay áo, dốc dựng đứng, mới đến được Pín Tủng.
Cảnh tượng nơi đây sẽ là đẹp và nên thơ với những người lần đầu được nhìn thấy, nhưng sẽ là những vất vả, những nhọc nhằn với những người đang sinh sống, bởi nơi ấy chỉ có đá và đá...
Thế nhưng, những cán bộ, nhân viên y tế của ngành Y tế Hà Giang vượt qua mọi khó khăn để đến với đồng bào.
Những hình ảnh được anh Lương Triều Văn ghi lại đã khiến chúng ta thổn thức và cảm phục họ biết nhường nào!
Những ngôi nhà xen trong núi đá, mỗi một hộ là một quả núi nên việc đến lấy mẫu bệnh phẩm của cán bộ y tế gặp rất nhiều khó khăn
Giải pháp duy nhất để vào thôn Pín Tủng là đi bộ 3Km, anh em phải vác máy phun, hóa chất, vật tư vào làm việc...
Cõng nhu yếu phẩm vào bản
Với đồng bào dân tộc nơi đây, một năm chỉ có một mùa ngô duy nhất, vì thế chậm trễ là mất mùa. Cho nên, dù có dịch bệnh thì bà con vẫn đi nương.
Và những người chiến sĩ áo trắng của chúng ta hoạt động trên mọi mặt trận,họ đã đến nương rẫy, nơi bà con làm việc để tuyên truyền dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
Sau những chặng gian nan nhọc nhằn ấy, những y bác sĩ trở về chỗ nghỉ ngơi với mì tôm thay cơm để lấy sức tiếp tục những hành trình...
Những bát mì tôm chỉ có vài cọng rau xanh qua bữa
Ăn vội vàng
Và những giấc ngủ cũng của họ cũng rất vội vàng...
Phút nghỉ ngơi sau những vất vả
Phóng sự ảnh của Lương Triều Văn(theo suckhoedoisong.vn)
Tìm mọi cách để cứu chồng đang nguy kịch, vợ anh K. sẵn sàng hiến gan nhưng bác sĩ thông báo chỉ số không phù hợp. May mắn, người chị gái làm nghề giáo viên đã kịp thời vượt 300km có mặt để cứu em trai.
Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.
1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.
Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.