Tôi bị bố chồng đuổi khỏi nhà chỉ vì... củ su hào đã héo queo

Làm dâu sống cùng gia đình nhà chồng và ông bố chồng thích "đong lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" khiến cuộc sống của tôi vô cùng ngột ngạt. Có lúc tôi từng nghĩ mình thật là giỏi vì ở chung được nhà với bố mẹ chồng tới hơn 10 năm liền.

Đó là tâm sự của chị Nguyễn Thị Vân Chi (Hà Nội) chia sẻ về câu chuyện của cá nhân, khi Infonet đang khởi đăng loạt bài về những khúc mắc nảy sinh trong cuộc sống gia đình giữa bố chồng/mẹ chồng với nàng dâu.

Infonet xin gửi tới quý độc giả câu chuyện của chị Nguyễn Thị Vân Chi để mỗi chúng ta có thêm một góc nhìn đa chiều về cảnh sống chung với nhà chồng của các nàng dâu thời nay, dưới lăng kính của chính những người trong cuộc.

****

Cái sự "tằn tiện" tới mức khổ hạnh của nhà chồng khiến tôi mệt mỏi. Ảnh minh họa.

Tôi và chồng tôi hiện tai quen nhau khi anh đi công tác ở quê tôi Yên Bái. Lúc đó, tôi đang học trung cấp dược còn chồng tôi là kỹ thuật viễn thông. Khi quen anh, gia đình anh cũng phản đối chê tôi gái quê.

Họ cho rằng, con trai họ phải lấy người ở phố, có học hành tử tế. Tôi nhớ mãi, bố anh bảo người con gái như tôi thì ở Hà Nội này “lấp sông chẳng hết”, sao phải về tận quê cách 200 km để cưới.

Duyên số như thế nào, chồng tôi vẫn kiên quyết yêu và sau 2 năm yêu nhau, tôi có bầu nên gia đình đành cho cưới vào năm 2007. Ngày cưới tôi về, bố chồng càng khinh tôi ra mặt.

Rồi cuộc sống làm dâu cũng cho tôi những "cú vả". Trước tôi nghĩ ở thành phố chắc giàu lắm, ăn uống sung sướng. Nhưng tôi nhầm, bố mẹ chồng rất tiết kiệm thậm chí ăn uống rất đạm bạc. Tôi thấy bữa ăn còn thua ở quê mình, dù đang trong thời kì thai nghén nhưng tôi đã làm dâu nên đành phải chịu theo nhà chồng.

Do không có điều kiện mua nhà cho các con, nên sau khi cưới cả vợ chồng tôi và vợ chồng em chồng sống cùng với bố mẹ. Từ đây mọi khúc mắc bắt đầu nảy sinh do tôi đang mang thai nên không đi làm mà ở nhà làm việc nhà.

Một mình tôi phải lo cơm nước cho cả gia đình 8 người. Lúc đó, mỗi tháng mẹ chồng đưa cho tôi 2 triệu đồng để lo sinh hoạt cho cả gia đình từ đi chợ cho tới tiền điện nước - một số tiền mà tôi không hiểu chi sao cho nổi. Tháng nào tôi cũng thiếu trước, hụt sau và phải lấy cả tiền bố mẹ đẻ cho lúc cưới tôi để bù vào.

Đáng nói hơn, tiền lương của chồng tôi lúc đó khoảng 6 đến 7 triệu đồng nhưng chồng tôi lại đưa cho mẹ chồng giữ. Việc này do bố mẹ chồng tôi quan niệm, sống chung trong gia đình thì tài chính phải quy về một mối. Vợ chồng em chồng tôi cũng đóng góp cho bố mẹ chồng tôi 3 triệu đồng sinh hoạt phí hàng tháng, nhưng thay vì bổ sung cho sinh hoạt gia đình thì mẹ chồng tôi lại giữ tất.

Tôi ca thán thì chồng tôi an ủi rằng, cố gắng thêm vài năm nữa tăng lương anh sẽ để lại đưa tôi thêm một ít. Bữa cơm gia đình chỉ có 2 món mặn và canh rau. Nhiều lần, tôi mua thêm chút gì đó cho bữa ăn tươm tất hơn là y như rằng bị bố chồng tôi nói lãng phí. 

Những hôm bữa cơm chỉ có đậu rán với rau luộc mà bố chồng vẫn khen ngon. Có hôm ăn cơm, ông nói kháy cái này ở quê làm gì có mà ăn. Và "cái này" mà ông nói cũng chỉ là củ su hào trái mùa hay cái bắp cải Đà Lạt mà thôi. Tôi cười mà như mếu, bởi ở quê tôi rau cỏ thiếu gì, chưa nói thức ăn đầy rẫy, chỉ nhà nào nghèo mới khổ mà thôi.

Cái sự "tằn tiện" tới mức khổ hạnh của nhà chồng khiến tôi mệt mỏi. Mệt theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tôi đang thời kì thai nghén, ăn uống thiếu chất nên người cứ xanh như tàu lá.

Có hôm, ăn cơm đồ ăn thừa còn xíu nước mắm hay tý rau xào, bố chồng cũng bảo để lại để chiều ông tập thể dục về đói có cái nhai tạm. Tôi giật mình vì cái sự "tiết kiệm" vô lối nếu như không muốn nói là cổ quái của ông.

Lúc tôi đẻ con thì càng buồn hơn, hai mẹ con thui thủi chăm nhau. Phòng khách có điều hòa, những khi hè nóng như đổ lửa, hai mẹ con chỉ còn ngồi trong phòng lau mồ hôi cho nhau, nhưng ông bà vẫn không bao giờ bảo lấy một câu "đưa cháu lên phòng cho mát, kẻo tội đứa nhỏ".

Không rõ có phải chồng tôi làm phật lòng bố mẹ anh khi quyết tâm cưới tôi hay không, mà con nhà chú em thì lại được ông bà cưng nựng ra mặt, còn mẹ con tôi thì ông bà coi như người dưng.

Khổ nhất vẫn là câu chuyện chi tiêu trong sinh hoạt, dù có con nhỏ nhưng tôi vẫn không được tha khoản đi chợ và bếp núc. Nhiều lúc tôi có cảm giác mình như osin, nhưng là một osin tồi trong mắt nhà chồng. Bởi lúc nào bố chồng cũng có cớ chửi tôi không biết tiết kiệm và chỉ biết ăn hại chồng mình.

Tôi còn nhớ có lần, tôi bỏ củ su hào đã khô xốp, héo queo vào thùng rác. Bố chồng tôi nhìn thấy liền chửi tôi té tát và nói tôi hoang phí và nhà này không có ai hoang phí như thế. Rồi ông đuổi tôi về quê, vì ông bảo "nhìn thấy tôi là đã thấy ngứa mắt".

Như tức nước vỡ bờ, tôi ôm con  vừa đi vừa khóc bước nhanh về phòng mình. Dù rất muốn về quê, nhưng nghĩ thương chồng đã "chống lại tất cả" để vì tôi nên dù tối hôm đó anh về nhà tôi cũng lặng thinh không nói lại.

Cuộc sống bí bách dồn khó khăn khi tôi sinh liền hai đứa, chẳng đi làm được ở đâu. Vợ chồng tôi lúc đó mới mạnh dạn xin bố mẹ ăn riêng và được tự giữ tài chính để cho con cái đi học. Mẹ chồng tôi đồng ý ngay nhưng vẫn bắt tôi phải cơm nước cho cả nhà.

Thấm thoắt tôi ở nhà trông con và làm osin tới 6 năm. Lúc này con tôi đã lớn, tôi quay lại đi làm dược trình viên còn chồng tôi cũng đã thay đổi công việc. Tôi đi làm nhiều nên ít chạm mặt với bố mẹ chồng hơn và cũng không còn lí do để cự cãi với họ.

Và mới đây, sau 10 năm chung sống với bố mẹ chồng, chúng tôi đã quyết định mua 1 căn chung cư giá rẻ trả góp bằng số tiền tiết kiệm sau 4 năm ăn riêng.

Giờ đây tôi thấy mình thật là hạnh phúc, được sống cho mình chứ không phải cho đại gia đình nhà chồng. Nhưng mỗi khi nghĩ lại cảnh 10 năm sống chung ấy, nào có xa xôi gì mới cách đây vài tháng thôi - là nước mắt tôi lại cứ muốn dâng trào.

Nguyễn Thị Vân Chi (Hà Nội)
Từ khóa: Nàng dâu bố chồng bố chồng keo kiệt bố chồng tiết kiệm bố chồng khó tính bố chồng lắm chuyện

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !