Tình hình Syria: Nga chuyển 6 tiêm kích MiG-29 của Syria tới Iran sửa chữa

Nga chuyển 6 tiêm kích MiG-29 của quân đội Syria tới Iran để sửa chữa; Israel muốn kết thân với Thổ Nhĩ Kỳ là những diễn biến mới của tình hình Syria. 

 

Tình hình Syria: Vũ khí Nga 'ùn ùn' nối đuôi tới Syria

Tình hình Syria: Vũ khí Nga 'ùn ùn' nối đuôi tới Syria

Nga điều tàu chở thêm vũ khí tới Syria; Đại sứ Nga lên tiếng trước tin đồn rạn nứt quan hệ với Tổng thống Assad; Phiến quân động thủ ở Idlib là những diễn biến mới của tình hình Syria.

Nga chuyển 6 chiến đấu cơ Syria tới Iran để sửa chữa

Hồi đầu tháng Năm, không quân Israel đã cho triển khai đợt không kích quy mô lớn nhằm vào một căn cứ quân sự của quân đội Syria ở phía đông tỉnh Homs, nơi lưu giữ một số chiến đấu cơ bao gồm 6 chiếc MiG-29.

{keywords}
Tiêm kích MiG-29 của quân đội Syria. (Ảnh minh họa)

Sau vụ không kích của Israel, các chiến đấu cơ của quân đội Syria đã bị hư hỏng nặng và theo nhiều báo cáo, số máy bay quân sự này đã được chuyển tới Iran để sửa chữa.

Theo hãng tin AMN, 6 chiến đấu cơ MiG-29 của quân đội Syria đã được vận chuyển từ căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại tỉnh Latakia tới căn cứ không quân Hamadan ở Iran.

Cụ thể, các nguồn tin từ Iran cho hay Nga đã chuyển ít nhất 6 tiêm kích MiG-29 từ Syria tới Iran. Hiện tại, mục đích của việc làm này chưa được công bố, nhưng theo một số báo cáo, các máy bay của không quân Syria tới Iran để sửa chữa hoặc nâng cấp hiện đại hơn.

Phía Bộ Quốc phòng Nga và Syria hiện chưa lên tiếng về thông tin đưa các chiến đấu cơ MiG-29 bị hư hỏng sau trận không kích của Israel tới Iran để sửa chữa. Nhưng trước đó, những bức ảnh vệ tinh được công bố cho thấy, không quân Israel đã gây thiệt hại nặng nề cho dàn MiG-29 của quân đội Syria.

Israel muốn khôi phục quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ

Tờ Middle East Eye có trụ sở ở London, Anh dẫn lời một quan chức Israel giấu tên cho hay, Israel đang tìm cách khôi phục mối quan hệ ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ sau thời gian gián đoạn.

Nguồn tin cho biết, lợi ích chung ở Syria và nguồn cung khí đốt ở phía đông Địa Trung Hải là nguyên nhân khiến Israel và Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới bình thường hóa quan hệ.

“Điều chúng tôi đang mong chờ là khôi phục hoàn toàn mối quan hệ ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ. Chừng nào chúng tôi chưa làm được điều này, hai nước sẽ không thể cùng đạt được thành tựu”, quan chức Israel giấu tên nói.

Cũng theo vị này, trong số các vấn đề hiện nay, tình hình Syria chính là yếu tố quan trọng giúp Israel và Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần nhau.

“Lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hezbollah đang trở thành thách thức đối với các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Idlib của Syria và cũng là thách thức đối với quân đội Israel ở phía nam Syria. Đây là mối quan tâm chung của hai nước bên cạnh vấn đề năng lượng”, quan chức Israel nói thêm.

Ngoài Syria, những vấn đề tranh cãi giữa Thổ Nhĩ Kỳ với một số quốc gia khác như Hy Lạp, Ai Cập và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng đang giúp Israel và Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới cải thiện quan hệ hai nước.

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang bất đồng với Ai Cập, Hy Lạp và đảo Síp về vấn đề khai thác dầu khí ở phía đông Địa Trung Hải, Ankara còn đang xảy ra tranh cãi ngoại giao với UAE và Pháp về cuộc chiến ở Libya.

Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang ủng hộ Chính quyền Đoàn kết dân tộc (GNA) ở Libya. GNA được quốc tế công nhận hoạt động ở thủ đô Tripoli và được các nhóm dân quân hậu thuẫn. Còn Quân đội quốc gia Libya (LNA) do Tướng Khalifa Haftar đứng đầu ủng hộ chính quyền ở miền đông.

GNA được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ. Trong khi Tướng Haftar được Ai Cập và UAE hỗ trợ và nhận được sự hậu thuẫn chính trị từ Mỹ, Nga và Pháp.

Thổ Nhĩ Kỳ phản đổi các nhóm người Kurd tham gia tiến trình hòa bình ở Syria

Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng phản đối những nỗ lực của Nga và Mỹ trong việc hợp nhất Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) vào tiến trình hòa bình ở Syria. Theo Ankara, động thái của Moscow và Washington sẽ ngăn cản việc nước này thiết lập “hành lang chống khủng bố” ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bài phỏng vấn trên kênh truyền hình Haber TV, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoglu cho bết Nga và Mỹ đang cố gắng đưa YPG, tổ chức lâu nay bị Ankara liệt vào danh sách khủng bố và là mạng lưới của chi nhánh Đảng Công nhân người Kurd (PKK), vào tiến trình đàm phán chính trị ở Syria bất chấp Ankara phản đối sự hiện diện của YPG trên lãnh thổ Syria. 

Theo ông Cavusoglu, Nga đang cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra trước khi YPG hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ.

“Như chúng tôi đã nói nhiều lần, không có sự khác biệt giữa YPG và PKK. Tất cả đều là khủng bố”, ông Cavusoglu nói.

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ còn nhấn mạnh thêm, Ankara không có ý chống lại người Kurd. “Sau khi không thể thành lập một nhà nước trong khu vực, Mỹ đang có kế hoạch tích hợp hệ thống chính trị khi đưa Hội đồng Quốc gia người Kurd vào YPG”.

Theo ông Cavusoglu, tất cả người Kurd không thể bị coi là khủng bố, “Khủng bố là khủng bố, việc đánh đồng những người anh em người Kurd của chúng tôi với khủng bố là sự xúc phạm với họ, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq”.

Trong những năm qua, Nga đã đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu căng thẳng giữa các nhóm người Kurd ở Syria với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, chính phủ Nga cũng kêu gọi cần có một cuộc đối thoại nội bộ giữa các lực lượng người Kurd với chính quyền Syria để bảo vệ sự hợp nhất lãnh thổ của Syria và trao trả toàn bộ lãnh thổ quốc gia Syria cho chính quyền Damascus quản lý.

Minh Thu (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !