Vì sao Mỹ liên tục tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông từ đầu năm?

Kể từ đầu năm nay, Mỹ liên tục tăng cường hiện diện ở Biển Đông giữa lúc quân đội các nước giảm tần suất hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Nóng: Đại sứ Trung Quốc tại Israel được tìm thấy đã chết

Nóng: Đại sứ Trung Quốc tại Israel được tìm thấy đã chết

Đại sứ Trung Quốc tại Israel Du Wei được tìm thấy đã chết tại nhà riêng vào sáng nay (17/5).

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), hành động của Mỹ khiến các chuyên gia đặt câu hỏi liệu sự tăng cường hoạt động quân sự của Mỹ trên Biển Đông có làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột, hay đây là một khái niệm bình thường kiểu mới?

Dù số lượng và tần suất của hoạt động trinh sát, tình báo và giám sát mà Mỹ thực hiện ở khu vực bờ biển Trung Quốc lên tới hàng trăm lần mỗi năm, nhưng trong năm nay, các hoạt động quân sự kiểu khác cũng gia tăng bất thường. Cụ thể, các máy bay của quân đội Mỹ đã thực hiện 39 chuyến bay qua Biển Đông, biển Hoa Đông, Hoàng Hải và eo biển Đài Loan. Con số này tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ vào năm 2019.

Đáng nói, trong động thái hiếm hoi, các máy bay Mỹ đã 2 lần bay gần đặc khu hành chính Hong Kong, khu vực nằm ngay sát Trung Quốc đại lục.

Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng đã 4 lần thực hiện sứ mệnh tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông trong vòng 4 tháng đầu năm nay. Cả năm 2019, Mỹ tiến hành 8 lần sứ mệnh tuần tra trên Biển Đông.

Thậm chí, hồi tháng Tư, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry và tàu tấn công đổ bộ USS America của hải quân Mỹ còn diễn tập với một tàu hộ vệ của Australia trên Biển Đông và gần khu vực tàu thăm dò West Capella của Malaysia hoạt động. Trước đó, tàu thăm dò của Malaysia nhiều lần bị các tàu hải quân, hải giám và tàu cá Trung Quốc đe dọa trong những tháng gần đây dù đang hoạt động bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Tới tháng Năm, tàu chiến USS Montgomery và tàu tiếp vận USNS Cesar Chavez thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ cũng đã hoạt động gần tàu thăm dò West Capella của Malaysia. Và gần đây nhất, hôm 12/5, tàu tấn công ven bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10) thuộc lớp Independence của hải quân Mỹ cũng có mặt ở phía nam Biển Đông và gần tàu thăm dò West Capella. 

{keywords}
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông vào năm 2018. (Ảnh: AP)

Vì sao Mỹ tăng cường sự hiện diện?

Theo ông Mark J. Valencia, một học giả tại Viện Nghiên cứu Biển Đông tại thành phố Hải Khẩu của Trung Quốc, hoạt động tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ trên Biển Đông được cho xuất phát từ nhiều yếu tố. Một giả thuyết được đưa ra là Mỹ không thể dung thứ cho sự bành trướng của Trung Quốc. Ngoài ra, sự xuất hiện liên tiếp của các tàu chiến Mỹ trên vùng biển chiến lược như Biển Đông là dấu hiệu cho thấy sự xuống cấp cơ bản của mối quan hệ Mỹ - Trung.

Ông Shi Yinhong, cố vấn của Quốc vụ viện Trung Quốc tin rằng, Mỹ - Trung “thực chất đang rơi vào Chiến tranh Lạnh kiểu mới” và mối quan hệ hai nước đang dần thay đổi trong vài tháng qua. Nói cách khác, việc thổi bùng những căng thẳng vốn tồi tại ở Biển Đông chỉ là một phần trong tổng thể mối quan hệ xuống cấp giữa hai nước liên quan tới vấn đề thương mại, an ninh mạng, Đài Loan, trật tự thế giới và cạnh tranh tầm ảnh hưởng ở châu Á.

Một giả thuyết khác được đưa ra là Mỹ tăng cường phô trương sức mạnh quân sự trên Biển Đông nhằm phản ứng trước việc Trung Quốc cố tình phớt lờ những yêu cầu trước đó về việc từ bỏ các hành động ngang ngược và bành trướng ở vùng biển chiến lược như đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý, xây dựng các đảo nhân tạo, quân sự hóa trái phép cũng như điều động nhóm tác chiến tàu sân bay qua Biển Đông để thị uy.

Ông Timothy Heath tại Viện Rand Corporation nhận định, tăng cường hoạt động của quân đội Mỹ một phần là vì những nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết bất đồng giữa Mỹ - Trung đã thất bại. Điều này buộc Mỹ “không còn lựa chọn nào khác” là phải tăng cường hoạt động để chứng minh, “Mỹ thực sự nghiêm túc trong việc duy trì vị trí quốc tế của Biển Đông và sẵn sàng thực hiện những cam kết đã đưa ra với các đồng minh”.

Một số chuyên gia cho rằng, động thái của Mỹ là nhằm duy trì trật tự quốc tế trên Biển Đông. Cụ thể, trong tuyên bố hôm 7/5, Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, “Mỹ cam kết duy trì trật tự dựa trên các quy định ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ các quyền tự do trên biển và quy định luật pháp”.

Cũng theo ông Aquilino, "Trung Quốc phải chấm dứt hành động bắt nạt các nước Đông Nam Á để độc chiếm dầu mỏ, khí đốt và đánh cá ở ngoài khơi. Hàng triệu người dân trong khu vực đang phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên này để sinh sống”.

Cũng có giả thuyết tin rằng, Mỹ liên tiếp điều động máy bay và tàu chiến là nhằm phản ứng trước việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự vốn bị xem là mối đe dọa tới Đài Loan. Theo đó, máy bay quân sự Trung Quốc ít nhất là 6 lần trong năm nay đã áp sát không phận Đài Loan, buộc quân đội Đài Loan điều động chiến đấu cơ lên đường xua đuổi.

Thậm chí, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh còn hai lần hoạt động sát đảo Đài Loan trong tháng Tư. Cũng trong tháng Tư, Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc đã tiến hành sứ mệnh tuần tra và chống ngầm trên khu vực Biển Đông. Trung Quốc cho biết mục đích của cuộc tập trận là để đối phó trước những hành động và nỗ lực của Mỹ nhằm “thu thập thông tin tình báo”.

Cũng có ý kiến nhận định việc tăng cường hoạt động quân sự của Mỹ trên Biển Đông còn nhằm chứng minh quân đội Mỹ luôn sẵn sàng hoạt động trong khu vực bất chấp dịch Covid-19 khiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt phải nằm bờ. Thậm chí, hôm 1/5, Mỹ đã điều động 4 máy bay ném bom hạng nặng B-1B cùng hàng trăm binh sĩ tới đảo Guam để tiến hành “sứ mệnh ngăn chặn” Trung Quốc.

Ông Valencia kết luận, trên thực tế, các đối tác và đồng minh của Mỹ dường như ngày càng lo lắng trước việc Trung Quốc có thể thay thế Mỹ trở thành lãnh đạo của khu vực. Trong khi đó, Mỹ cũng lo ngại Trung Quốc tận dụng quãng thời gian dịch bệnh để mở rộng sự hiện diện quân sự nhằm bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông, do đó Mỹ cần tăng cường triển khai lực lượng để đối phó.

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !