Tìm hiểu súng phóng lựu '2 trong 1' A-91 của Nga

Tính độc đáo là từ dùng để mô tả cho rất nhiều mẫu vũ khí sản xuất tại Nga. A-91 cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Cải tiến hơn, thuận tiện hơn - đó là Avtomat A-91
Tìm hiểu súng phóng lựu '2 trong 1' A-91 của Nga - ảnh 1

Súng phóng lựu Avtomat A-91 của Nga

Súng trường tấn công (Avtomat) А-91 được đánh giá cao khi xuất hiện. Việc phát triển và thiết kế do Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula đảm nhiệm. Tuy nhiên, “số phận” của Avtomat A-91 không hề đơn giản.

Những người thợ Tula tham gia sáng chế A-91 ngay khi xu hướng vũ khí kiểu mới thống trị hoàn toàn, đó là thiết kế kiểu Bullpup (băng đạn gắn phía sau). Nếu không sử dụng các nguyên mẫu như Avtomat Stechkin mà chưa được phép dùng trong quân đội thì Nga chỉ có một mẫu thành công, đó là OTs-14 Groza cũng do những người thợ Tula sáng chế.

Mặc dù vấp phải một số khó khăn về thiết bị ngắm bắn và điểm “bất thường” trong hệ thống, nhưng việc vận hành thử nghiệm “Groza” đã diễn ra rất tốt – các binh sỹ đều hài lòng, còn lực lượng đặc biệt được giao “Groza”, nhờ có khẩu Avtomat đặc biệt đã khéo léo thoát khỏi những tình huống khó khăn nhất. Mặc dù, theo người Nga, những nỗ lực ban đầu thường không đem lại kết quả cao, nhưng những người thợ Tula không dừng lại ở thành công đã đạt được. Các tình huống thử nghiệm khác nhau với OTs-14 là cơ sở để tạo ra tổ hợp súng phóng lựu khác, hiện đại hơn và thích nghi tối đa với yêu cầu thời đại.

Những kinh nghiệm ban đầu

Trong mỗi giai đoạn làm việc với Avtomat, các chuyên gia, kỹ sư, người thử nghiệm súng máy đã đưa ra những thay đổi, đề xuất, nhận xét. Chỉ có một điểm về hình dạng ngoài của vũ khí có "bướu" đặc trưng dưới dạng tay cầm đã thay đổi hàng chục lần trong suốt quá trình chế tạo. Các chuyên gia đặc biệt quan tâm đến kiểu thiết kế này. Trong bài phỏng vấn của kênh truyền hình quốc phòng "Ngôi sao", một trong những người tham gia vào dự án là Michael Sergeenko – kỹ sư thử nghiệm vũ khí, trung tá Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã nói về giải pháp thiết kế một cách ngắn gọn: "Rất khó khăn! Trong kế hoạch thiết kế, các thành phần và chi tiết chỉ đơn giản là một mớ hỗn độn".

Thật vậy, đến tận bây giờ các chuyên gia vũ khí và binh sỹ vẫn tiếp tục tranh luận về hình dạng ngoài của Avtomat, đã có ít nhất 10 quyết định và phương án thay đổi: từ các thiết kế cổ điển theo phong cách của khẩu AK đến thiết kế nguyên bản được lựa chọn chính thức. Bên cạnh hình thức bên ngoài, cần đặc biệt chú trọng đến tính năng hỏa lực và hiệu suất. Giống như OTs-14, ngoài đạn thông thường, Avtomat còn được trang bị thêm lựu đạn.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và phát triển dự án A-91, một trong các phương án là ống phóng lựu được gắn phía trên thân chính của Avtomat. Các cuộc bắn thử nghiệm đã chứng minh rằng, việc sắp xếp như vậy khiến cho rất khó giữ được vũ khí và không thuận tiện khi bắn từ súng phóng lựu trong điều kiện chiến đấu. Sau khi cân nhắc tất cả "ưu điểm" và "nhược điểm", giải pháp cuối cùng là "loại bỏ" ống phóng lựu dưới thân chính của vũ khí, tạo ốp nòng bổ sung để làm hộp đựng của ống phóng lựu.

Tìm hiểu súng phóng lựu '2 trong 1' A-91 của Nga - ảnh 2

Phong cách NATO thuận tiện cho tất cả

Vậy tại sao vũ khí với thiết kế kiểu Bullpup từ lâu đã không được sử dụng và thậm chí không được quan tâm nữa, chỉ còn là huyền thoại một thời? Có người cho rằng, tại các công ty vũ khí công cuộc “Lobby” của những người thuận tay phải mạnh mẽ đến mức những mẫu vũ khí tốt nhất đều đặc biệt không phù hợp với những người thuận tay trái để thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Chúng ta không nên nghe những tin đồn mang tính hài hước như vậy, nhưng trên thực tế, điều này vẫn thường xảy ra. Vũ khí với kiểu thiết kế Bullpup không thuận tiện cho những người thuận tay trái chỉ vì một lý do: khi bắn, vỏ đạn văng ra trực tiếp bên má trái súng.

 Các tay súng bắn tỉa quân sự, trong đó có người Nga, thường nói đùa rằng, đây là cách tốt nhất để dễ dàng nhận biết các xạ thủ thuận tay trái. Đôi khi vỏ đạn làm đau rát cho người bắn. Trong bài phỏng vấn của kênh truyền hình “Ngôi sao”, Victor Demchenko – cựu chiến binh của một trong những đơn vị đặc biệt thuộc Lực lượng vũ trang Liên bang Nga cho rằng, từ lâu những người sáng chế vũ khí Bullpup đơn giản là đã bỏ qua vấn đề này:

 “Tôi đã được sử dụng rất nhiều vũ khí: từ vũ khí của chúng ta (Liên Xô và Nga), đến vũ khí của nước ngoài. Vấn đề vỏ đạn rơi ra ở đâu cũng như nhau. Có điều là người ta không cố gắng để giải quyết vấn đề đó: bất kỳ “người mù” nào đều nghĩ rằng, vỏ đạn bị đẩy xuống dưới… nhưng tại sao không có ai tạo ra điều gì mới và thuận tiện hơn”, - cựu chiến binh lực lượng đặc nhiệm Nga cho biết.

Bản chất giải pháp của người Tula trong nguyên mẫu, đó là việc tiếp đạn và dẫn đạn được thực hiện qua đường rãnh đặc biệt nằm dọc thân vũ khí, gần phía trước và bên phải tay cầm.

Tìm hiểu súng phóng lựu '2 trong 1' A-91 của Nga - ảnh 3

Phương thức này ngay lập tức giải quyết nhiều vấn đề của Bullpup đối với Avtomat: đẩy xa vỏ đạn, không gây khó chịu cho người bắn và giảm mùi khét do thuốc súng gây ra khi bắn.

Chuyên gia vũ khí, cựu chiến binh tham gia hai chiến dịch tại Chechnya, thành viên Liên hiệp cựu chiến binh các đơn vị đặc biệt - Oleg Kurochkin trong bài phỏng vấn với kênh truyền hình “Ngôi sao” đã giải thích chi tiết về ưu điểm của cơ chế này. Ông cười và nhấn mạnh rằng, mặc dù đã thành công, nhưng giải pháp này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi:

“Súng trường FN-F2000 ra mắt vào đầu năm 2001 cũng có cơ chế tương tự. Tuy nhiên, các nhà thiết kế đã đi theo hướng khác – đường rãnh để móc đạn được bố trí gần mặt trên của nòng súng. Khi đó vỏ đạn bắn ra không theo từng viên, mà theo một loạt, nghĩa là trong rãnh chứa 4-5 vỏ đạn và khi bắn chúng sẽ bị "đẩy ra" khỏi rãnh. Nghe có vẻ khá thú vị, nhưng không thực tế vì điều này làm tắc súng hoặc dùng cách bịt lại khác sẽ làm gãy vũ khí. Khi chiến đấu, điều này không thể chấp nhận được", chuyên gia vũ khí cho biết.

Định hướng sang các nước phương Tây?

Tìm hiểu súng phóng lựu '2 trong 1' A-91 của Nga - ảnh 4

Mặc dù, về cơ bản, Avtomat А-91 là một dự án thực nghiệm, nhưng suốt trong quá trình thiết kế và chế tạo, những người thợ Tula đã đạt được không ít thành quả công nghệ, bắt đầu từ kim loại dành cho thân máy và tay cầm, hoàn thiện ống ngắm, cơ chế chung của vũ khí đến khi kết thúc bằng việc lựa chọn đạn dược. Cha đẻ của loại vũ khí này là chuyên gia chế tạo súng tài năng Vasily Petrovich Gryazev và đồng sự Arkady Georgievich Shipunov đã tạo ra hàng chục sản phẩm khác nhau. Khi chế tạo Avtomat А-91, không chỉ vì lợi ích quốc gia, mà còn vì tinh thần của những con người thập niên 90 và 2000, họ đã mang lại khả năng xuất khẩu vũ khí cho nước nhà.

"Một mũi tên trúng hai đích". Gryazev đã thành công khi Avtomat đều thích nghi với hai kiểu đạn chủ yếu: 7,62х39mm tại Nga và 5,56х45mm theo tiêu chuẩn NATO. Giải pháp này được giải thích một cách đơn giản: dự án buộc phải tồn tại. Sự tồn tại của Avtomat được đảm bảo trong mọi trường hợp, khi bên lựa chọn là quân đội nhà nước hay bên đặt hàng nước ngoài. 

Triển vọng

Tìm hiểu súng phóng lựu '2 trong 1' A-91 của Nga - ảnh 5

Hoạt động bắn thử nghiệm khẩu Avtomat mới được thực hiện bởi hàng loạt chuyên gia sau nhiều cải tiến quan trọng cho thấy rằng, hiệu quả bắn của A-91 Tula cao hơn mọi lời tán thưởng. Đạn cỡ 7,62х39mm được sử dụng cho AK đã bắn hạ đối phương một cách hoàn hảo ở khoảng cách lên đến 400-500 m, còn việc sử dụng lựu đạn thực hiện tiến công kép từ khẩu súng bộ binh – bắn lựu đạn 40mm đạt mục tiêu với khoảng cách lên đến 400 m và "nằm gọn" tại một điểm.

 Ngoài loại lựu đạn thông thường, trong tổ hợp có thể sử dụng cả lựu đạn mang tên "phun khí". Bản chất của kỹ thuật này là sau khi vượt qua chướng ngại vật, lựu đạn nảy lên và lúc đó mới phát nổ, đảm bảo tối đa mức thương tổn. Đạn tiêu chuẩn của NATO cũng cho thấy kết quả bắn tuyệt vời. Các chuyên gia nước ngoài nhấn mạnh rằng, mức độ chính xác của Avtomat khi sử dụng đạn 5,56mm là phù hợp với vũ khí của NATO và không cần thay đổi đặc biệt nào trong thiết kế của Nga.

Sau một thời gian, dựa trên Avtomat A-91 người ta đã tạo ra mẫu Avtomat khác, đó là ADS, trong đó kết hợp khả năng chiến đấu trong điều kiện bình thường và cả dưới nước bằng cách sử dụng loại đạn đặc biệt. 

Đức Dũng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !