Tiểu đoàn 16 với những trận đánh làm nên huyền thoại

Được thành lập và chiến đấu thời gian không lâu, nhưng Tiểu đoàn 16, Phân Khu 2, Long An đã đóng góp nhiều chiến công quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Tiểu đoàn anh hùng

Trong nhiều chiến công anh dũng của Tiểu đoàn 16, có thể nói trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là mang lại tiếng vang hơn cả. Tiểu đoàn 16 được thành lập vào tháng 9 năm 1965, tiền thân là Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304B thuộc Quân khu 3.

Các chiến sĩ trong tiểu đoàn phần lớn là người quê gốc Nam Định và Hà Nam giàu truyền thống cách mạng. Gần 2 năm sau ngày thành lập, Tiểu đoàn 5 nhận được lệnh chi viện cho chiến trường miền Nam và sau đó Bộ Tư lệnh Miền giao đơn vị cho Quân khu 7 với phiên hiệu Tiểu đoàn 16 Tây Ninh.

Tiểu đoàn 16 với những trận đánh làm nên huyền thoại - ảnh 1

Cựu chiến binh Bùi Hồng Hà (mặc quân phục) viếng mộ tập thể các liệt sĩ Tiểu đoàn 16 hy sinh trong trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân 1968 tại nghĩa trang liệt sĩ TP HCM.

Bắt đầu từ tháng 7/1967, Tiểu đoàn 16 Tây Ninh nhận sự chỉ huy trực tiếp của Quân ủy Miền hành quân về chiến trường tỉnh Long An để chuẩn bị cho chiến dịch xuân Mậu Thân, đơn vị lại có phiên hiệu Tiểu đoàn 16 Long An. Cũng từ thời gian này, trên chiến trường Long An - Sài Gòn - Tây Ninh, Tiểu đoàn 16 đã lập nhiều chiến công vang dội trong hơn 250 trận đánh lớn nhỏ. Đơn vị được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hung Lực lượng Vũ trang Nhân dân vào năm 2013.

Nổi bật trong số đó phải kể đến là trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Lúc bấy giờ, chỉ còn 1 tháng nữa Tiểu đoàn 16 vừa thực địa chiến trường đồng bằng, vừa huấn luyện, sắp xếp lực lượng, củng cố để chuẩn bị nhận nhiệm vụ quan trọng.

Ngày 28 tết Mậu Thân (tức ngày 29/1/1968), trong không khí chuẩn bị đón tết, toàn đơn vị nhận được lệnh hành quân vượt sông Vàm Cỏ Đông để đến đêm có mặt tại chiến trường ở đình Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Đến 16 giờ ngày 30/1, chỉ huy D16 nhận lệnh Tổng công kích- Tổng khởi nghĩa của Bộ Chỉ huy miền, D16 được biên chế vào đội hình Trung đoàn E31 của Phân khu 2 Long An đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiệm vụ D16 được giao đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất từ góc Tây Nam, sau đó tiến sang đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Ngụy rồi phát triển sâu vào nội đô và hội quân tại dinh Độc Lập.

Oai hùng trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất

Nhớ lại thời gian đó, cựu chiến binh Bùi Hồng Hà (quê huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) cho biết, sau khi nhận lệnh toàn đơn vị phải chôn lại toàn bộ quân tư trang, chỉ được phép đem theo 1 võng, 1 nilông, 1 quần đùi và vũ khí cùng cơ số đạn chiến đấu.

“Tôi thuộc khẩu đội Cối 82 ly Đại đội (C) hỏa lực của đơn vị được giao vác lòng súng và kính ngắm có trọng lượng 21kg, toàn đơn vị cấp tốc hành quân vừa đi vừa chạy từ Mỹ Hạnh – Đức Hòa- Long An vượt bưng Bình Thủy qua Tân Hòa, Vĩnh Lộc, Sài Gòn tiến thẳng về hướng sân bay Tân Sơn Nhất”, cựu binh Bùi Hồng Hà kể.

Đến khuya ngày 30/1/1968 toàn bộ lực lượng Tiểu đoàn 16 đã áp sát sân bay Tân Sơn Nhất gần Hãng dệt Vinatexco (công ty dệt Thắng Lợi hiện nay), triển khai trận địa, đào công sự để chờ giờ G (tức thời khắc giao thừa) nổ súng đánh địch.

Theo kế hoạch tác chiến, đúng giờ G, pháo binh DKB của Bộ Tư lệnh miền sẽ bắn vào sân bay. Đây được hiểu như là tiếng súng phát lệnh tiến công cho cả 5 cánh quân đánh vào Sài Gòn. Thế nhưng, giờ G trôi qua, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn yên tĩnh. Bên trong Sài Gòn, các đơn vị nội thành đã nổ súng. Lúc ấy không ai biết vì sao pháo binh của ta không bắn vào được sân bay.

Như vậy là trận đánh không có pháo bắn chuẩn bị như dự kiến ban đầu. Lúc này, Bộ chỉ huy Phân khu 2 buộc phải sử dụng cối 82 ly bắn vào sân bay và Tiểu đoàn 16 chỉ bắn được 24 quả thì hết đạn.

Đơn vị được chia làm 2 bộ phận, C dự bị và trợ chiến bố trí ở khu vực hãng dệt Vinatexco do đồng chí tiểu đoàn phó Phan Thái Nguyên chỉ huy, cách sân bay khoảng 1km. Mũi chủ công do D trưởng Nam Sơn và chính trị viên Nguyễn Văn Sáu chỉ huy thọc sâu từ hướng Tây vào sân bay Tân Sơn Nhất. Trận đánh chiếm lô cốt góc Tây Nam sân bay diễn ra rất cam go.

Các C bộ binh 1 và 2 cắt và vượt qua 21 hàng rào kẽm gai ở góc tây nam sân bay Tân Sơn Nhất và chia làm hai cánh đông và tây tiến đánh thẳng vào đường băng và nơi để máy bay. C1 theo đường tuần tra bên phải tiến vô đánh chiếm được 2 nhà để máy  bay, đẩy bọn địch vô phía trong.

Tiếng súng các loại của quân ta làm chấn động cả sân bay, từng cột lửa liên tiếp bùng lên đốt cháy nhiều máy bay và xe tăng định. Ở mũi tiến công của C1 đánh chiếm đường băng và khu để máy bay địch, Chính chị viên phó Nguyễn Văn Mẹo đã hy sinh trong tư thế rất đặc biệt dựa vào xác chiếc xe tăng M113 bị quân ta bắn hỏng, vẫn kẹp súng AK trong tay chĩa họng súng như chờ quân địch đến gần để nhả đạn.

Trận chiến khốc liệt diễn ra đến hết ngày 31/1/1968, cả ba C bộ binh  và các lực lượng bên ngoài sân bay Tân Sơn Nhất của Tiểu đoàn 16 lúc này còn khoảng trên 100 chiến sĩ nhưng tất cả vẫn quyết bám trụ, tiêu diệt nhiều quân và xe tăng của địch.

Chính sự hy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Văn Mẹo là cảm hứng để Anh hùng liệt sĩ, nhà thơ Lê Anh Xuân sáng tác bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” nổi tiếng đến tận ngày nay:

“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất 
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng 
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn 
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. 
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng 
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn 
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm 
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công 
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý 
Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng 
Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ 
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong 
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ 
Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường 
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ: 
Anh là chiến sỹ giải phóng quân. 
Tên Anh đã thành tên đất nước 
Ôi anh Giải phóng quân! 
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất 
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.
Phương Anh Linh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !