Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ đến trường: Chuyên gia dịch tễ nói gì?

Xung quanh vấn đề tiêm vắc xin Covid-19 cho lứa tuổi 12 – 17 tuổi ngay trong tháng 10/2021 để các em có thể trở lại trường học, PGS Dũng cho rằng 'khoan' áp dụng chương trình này vì nhiều lý do.

Ám ảnh những tháng ngày ở BV Dã chiến: Cuối cùng phòng 'tử thần' cũng đóng cửa

Ám ảnh những tháng ngày ở BV Dã chiến: Cuối cùng phòng 'tử thần' cũng đóng cửa

Đó không chỉ là niềm hạnh phúc của các y bác sĩ mà cũng là niềm vui của các tình nguyện viên khi thấy các phòng hồi sức cấp cứu - phòng “tử thần” dần dần đóng cửa, không còn bệnh nhân nặng.

Sở GD-ĐT TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP đề xuất tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho học sinh trong độ tuổi từ 12-18 trên địa bàn trước khi kết thúc học kỳ 1 để học sinh có thể đến trường học tập.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng cho biết bộ này đang xây dựng hướng dẫn, dự kiến tháng 10 bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi. Sau đó, sẽ mở rộng ra các nhóm tuổi thấp hơn. 
 
Theo PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng Trưởng Khoa Y tế Công cộng – Trường Đại học Y Dược TP.HCM, đến thời điểm này chưa nên vội vàng tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em mà nên ưu tiên tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng trên 50 tuổi trong tất cả các tỉnh thành trên cả nước trước. Khi vắc xin dồi dào hơn sẽ tính tới việc tiêm tiêm vắc xin cho đối tượng 12 – 17 tuổi.
 
Lý giải về quan điểm của mình, PGS Dũng cho biết có 3 lý do cần cân nhắc:
 
Thứ nhất, tiêm cho người lớn thì khả năng được cứu sống gấp 1.000 lần so với trẻ em (nếu mắc Covid-19). Trong đợt dịch tại TP.HCM vừa qua, số người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên tại đây khoảng 500 nghìn người, số trẻ từ 12 – 17 tuổi là 600 nghìn người. Nhưng nhóm trẻ chỉ có 9 trẻ tử vong vì nhiều trẻ có bệnh nền. Còn người lớn có tới hơn 7.000 người tử vong.

Vì vậy, cùng lượng người như nhau thì lượng tiêm vắc xin cho người lớn sẽ giảm nguy cơ tử vong 1.000 người.

Hơn nữa, nguy cơ lây nhiễm của người lớn cao hơn trẻ em, nguy cơ trở nặng phải can thiệp ICU cũng lớn hơn trẻ em rất nhiều vì vậy nên ưu tiên tiêm vắc xin cho người từ 50 tuổi trở lên trước.

{keywords}
Chưa nên vội tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi, cần ưu tiên cho đối tượng từ 50 tuổi trước.

Thứ hai, khi người lớn tuổi bị bệnh phải vào bệnh viện, bác sĩ phải chuyển tới để chăm sóc người bệnh. Lúc đó thiếu bác sĩ thì chăm sóc sức khoẻ cho người dân nói chung và trẻ em nói riêng sẽ bị thiếu hụt. Trong đợt dịch lần thứ 4 này đã có nhiều người tử vong chỉ vì các bệnh lý cấp tính như xuất huyết tiêu hoá… trong khi các bệnh lý cấp tính này trước đó hoàn toàn chữa được. Với trẻ em cũng tương tự, nguy cơ tử vong do các bệnh cấp tính, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích sẽ lớn hơn nguy cơ tử vong vì Covid-19 nhiều. 

Khi y tế quá tải thì không chỉ ảnh hưởng người nhiễm Covid-19 mà ảnh hưởng tới mọi đối tượng. Vì vậy, PGS Dũng cho rằng khi vắc xin chưa đủ vẫn nên ưu tiêm tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân trên 50 tuổi. Hơn nữa, nếu bao phủ miễn dịch cộng đồng ở người lớn thì trẻ em cũng được bảo vệ.

Theo thống kê của PGS Dũng đến nay số trẻ tử vong do tai nạn giao thông cao gấp nhiều lần số trẻ tử vong vì Covid-19, chưa kể số tử vong vì điện giật, tai nạn thương tích.

Thứ ba, trong đại dịch, vắc xin với trẻ em cũng nên tiêm nhưng tới nay có nhiều báo cáo về nguy cơ viêm cơ tim của trẻ khi tiêm vắc xin Covid-19. 1 triệu trẻ em tiêm sẽ có hơn 20 trẻ viêm cơ tim được phát hiện và sẽ có trẻ tử vong do viêm cơ tim. Nếu so sánh thì thực sự cũng cần cân nhắc. Có thể viêm cơ tim trẻ không tử vong ngay nhưng cơ tim bị ảnh hưởng thì chưa thể khẳng định được điều gì. Về lâu dài PGS Dũng cho rằng chưa thấy lợi ích tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em. Nếu người lớn tuân thủ phòng bệnh thì trẻ em sẽ được bảo vệ.

Đến thời điểm này, PGS Dũng nhấn mạnh “khoan” tiêm vắc xin cho trẻ em mà tập trung vắc xin cho các tỉnh thành vì đến nay không ai nói trước được tỉnh thành nào có thể bùng phát dịch.

Bộ Y tế đã có kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em và các địa phương đã thu thập danh sách trẻ em để tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn cung ứng vắc xin cho Việt Nam còn rất hạn chế, nên hiện Việt Nam mới chỉ nhắm đến đối tượng nguy cơ cao hơn trong khi trẻ em nếu mắc Covid-19 thường có triệu chứng, biến chứng nhẹ hơn rất nhiều so với người lớn.

Tại nước ta, tỷ lệ bệnh nhi mắc Covid-19 trở nặng và tử vong hiện thấp hơn nhiều so với nhóm người lớn. Do vậy các chuyên gia cho rằng, để mở cửa lại trường học thích ứng với trạng thái bình thường mới khi chưa có vắc xin thì địa phương và trường học phải có phương án an toàn nằm trong tổng thể chung an toàn trong bình thường mới.
 

Hà Nội: Nhiều trẻ bị bỏng thương tâm, phòng tránh tai nạn bỏng cho trẻ thế nào?

Hà Nội: Nhiều trẻ bị bỏng thương tâm, phòng tránh tai nạn bỏng cho trẻ thế nào?

Thời gian gần đây, đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp trẻ bị bỏng và di chứng bỏng nặng nề.

Khánh Chi 

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

Đang cập nhật dữ liệu !