Tiêm kích T-50 PAK-FA của Nga sẽ vượt trội F-22 Raptor của Mỹ?

T-50 PAK-FA được coi là mẫu chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến nhất, thế hệ thứ 5 của Nga. Ngoài đổi mới về công nghệ, loại tiêm kích này sẽ được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Tiêm kích T-50 PAK-FA của Nga sẽ vượt trội F-22 Raptor của Mỹ? - ảnh 1

Siêu chiến đấu cơ thế hệ 5 Shukhoi T-50 PAK FA của Nga

T-50 là máy bay chiến đấu đa chức năng. Nó không chỉ được thiết kế để tiêu diệt máy bay địch, mà còn có khả năng tàn phá các mục tiêu trên biển và mặt đất.

Khối lượng vũ khí T-50 mang theo mình là hơn 10 tấn, trong đó bao gồm 1,5 tấn tên lửa các loại: tầm xa, tầm trung, tầm ngắn, tên lửa không đối đất, không đối không, không đối hải… và bom. Theo dữ liệu được cung cấp, loại chiến đấu cơ mới này được trang bị khoảng 14 loại vũ khí khác nhau.

Tập đoàn “Vũ khí tên lửa chiến thuật” cũng tham gia chế tạo vũ khí cho T-50. Theo lời ông Boris Obnosov – Tổng giám đốc tập đoàn này, hiện tại các xí nghiệp thuộc Tập đoàn đang tập trung phát triển các loại vũ khí chính xác cao thế hệ mới sử dụng cho T-50. Các vũ khí này có khả năng chiến đấu cao gấp 2-3 lần so với thế hệ trước.

Một số vũ khí thế hệ mới trang bị cho T-50 đang được trưng bày tại triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc tế MAKS-2015 diễn ra ở Moskva. Một trong số đó là tên lửa không đối không R-73E, phiên bản mới của R-73 (loại tên lửa không đối không hàng đầu của Nga). Đây là loại tên lừa tầm ngắn, có khả năng chiến đấu rất cơ động, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay cường kích, trực thăng chiến đấu, máy bay vận tải quân sự) tại mọi thời điểm từ bất kỳ hướng nào.

R-73E sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại, hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”. Nó có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao tới 20 km. Đầu đạn của R-73E chứa 8kg thuốc nổ có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho mọi mục tiêu trên không.

Nguyên lý hoạt động “bắn và quên”

T-50 có thể sử dụng cả tên lửa đối không tầm xa RVV-BD.  Tên lửa này có tầm bắn lên tới 200km, khả năng phát hiện và hủy diệt mục tiêu ở độ cao 25km . RVV-BD sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính với đầu tự dẫn radar chủ động giai đoạn cuối. Trọng lượng phần chiến đấu là 60kg, kiểu phá mảnh.

Tiêm kích T-50 PAK-FA của Nga sẽ vượt trội F-22 Raptor của Mỹ? - ảnh 2

Tên lửa RVV-BD

Tiêm kích T-50 PAK-FA của Nga sẽ vượt trội F-22 Raptor của Mỹ? - ảnh 3

Tên lửa RVV-SD

Tiêm kích T-50 PAK-FA của Nga sẽ vượt trội F-22 Raptor của Mỹ? - ảnh 4

Một loại tên lửa nữa được trang bị cho T-50 là RVV-SD. Nó được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu trên không, đặc biệt là các mục tiêu bọc thép, như trực thăng chiến đấu… Đầu đạn của nó sử dụng các thanh kim loại với chất tích tụ thu nhỏ. Các thanh kim loại được nối với nhau để khi nổ tạo nên vòng cung mở rộng, cắt đứt mục tiêu. Ngòi nổ của RVV-SD là cảm biến laser.

Tên lửa chống hạm siêu âm KH-31AD cũng nằm trong hệ thống vũ khí hiện đại của T-50. KH-31AD có phần chiến đấu nặng 110kg, tầm bắn 160km, tốc độ vượt quá 1,5 lần vận tốc âm thanh, độ cao so với mục tiêu là 100m-15km.

Một tên lửa chống hạm khác của T-50 là KH-35UE. Đầu dò radar chủ động/thụ động của KH-35UE có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 50km, tầm bắn của tên lửa này lên tới 260km. Đặc biệt KH-35UE có quỹ đạo bay rất thấp, khi áp sát mục tiêu ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ giảm độ cao từ 15m xuống 3-5m so với mực nước biển, làm giảm đáng kể khả năng đánh chặn của các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. KH-35UE mang đầu đạn có trọng lượng 145kg.

Theo ông Boris Obnosov – Tổng giám đốc tập đoàn “Vũ khí tên lửa chiến thuật”, quá trình chế tạo vũ khí cho T-50 được tiến hành song song với các chuyến bay thử nghiệm kết hợp với các loại vũ khí mới. Các thử nghiệm này sẽ hoàn thiện công việc chế tạo vũ khí mới. 

Hoạt động dưới nước

“Tuyển tập” các loại bom được dùng cho PAK-FA cũng ấn tượng không kém so với tên lửa. Trong số đó phải kể đến bom có điều khiển KAB-500SE với hệ thống định vị vệ tinh và dẫn đường cùng đầu đạn nổ phá mảnh. Quả bom này là loại vũ khí thông minh có độ chính xác cao, hoạt động tương tự như một tên lửa, theo cơ chế “thả – quên”. KAB-500SE tiêu diệt các mục tiêu từ các tọa độ được định vị trước. Bom được thả với vận tốc 1.100km/ giờ.

Tiêm kích T-50 PAK-FA của Nga sẽ vượt trội F-22 Raptor của Mỹ? - ảnh 5

Chiến đấu cơ T-50 của Nga

Một loại bom có điều khiển khác là KAB-500KR sử dụng hệ thống đầu tự dẫn quang điện tử truyền hình, có khả năng “nhớ” vị trí các mục tiêu và điều chỉnh đường bay của bom đánh trúng mục tiêu. Hệ thống này cho phép KAB-500KR phát hiện cả những mục tiêu được ngụy trang bằng cách xác định hướng và tọa độ của chúng.

T-50 PAK-FA còn được trang bị cả loại bom phá hủy mục tiêu dưới nước. Đó là bom có điều khiểm Zagon-1, loại bom này dùng để tiêu diệt tàu ngầm khi đang ở trạng thái nổi và lặn ở độ sâu đến 600 m. Bom này có thể chống mục tiêu tàu ngầm khi có sóng biển đến cấp 6.

Zagon-1 được sử dụng chủ yếu ở các vịnh nhỏ, vịnh và các khu vực khó sử dụng các loại vũ khí có điều khiển khác. Khi tấn công tàu ngầm, bom được thả bằng dù. Khi tiếp nước, bom tách khỏi dù, chìm xuống nhờ lực hấp dẫn và tự chuyển động đến mục tiêu nhờ các hệ thống định vị thủy âm chủ động và điều khiển chuyển động.

PAK-FA sử dụng loại pháo nhẹ nhất thế giới

9A1-4071K cũng được lên kế hoạch trang bị cho T-50. 9A1-4071K là loại pháo cao tốc được hiện đại hóa từ loại pháo GSH-301 trang bị trên dòng máy bay Su-27 và Su-30 do Cục Thiết kế khí cụ mang tên Shipunov phát triển chế tạo. Loại pháo này là vũ khí lý tưởng cho các chiến đấu cơ – vì nó chỉ nặng 50kg, là loại pháo cỡ nòng 30mm nhẹ nhất thế giói hiện nay. Hệ thống điều khiển tự động cho phép 9A1-4071K bắn với tốc độ 1.800viên/ phút.

Hệ thống làm mát tự động bằng nước bay hơi trên nòng. Nguyên tắc hoạt động của nó rất đơn giản: một lượng nước được đổ vào một ống bao quanh nòng súng, khi bắn nước sẽ nóng lên, bốc hơi lấy đi nhiệt của súng, sau đó lượng hơi này sẽ đi qua một ống xoắn mà tại đó nó sẽ tỏa nhiệt và trở lại thành nước ra một vòng tuần hoàn trong hệ thống tản nhiệt. 9A1-4071K  sử dụng loại đạn nổ phá mảnh và đạn xuyên giáp có thể phá hủy cả mục tiêu bọc thép hạng nhẹ trên mặt đất, trên biển và trên không. Tầm bắn hiệu quả đối với mục tiêu mặt đất là 1.800m, trên không là 1.200m.

Tiêm kích T-50 PAK-FA của Nga sẽ vượt trội F-22 Raptor của Mỹ? - ảnh 6

Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ

Nếu so sánh T-50 của Nga với đối thủ ngang hàng là F-22 Raptor của Mỹ, trước hết ta có thể thấy được sự khác biệt về hệ thống vũ khí của Nga so với Mỹ. Ví dụ như: F-22 được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 20mm, thì T-50 có pháo cỡ nòng 30mm. Tên lửa tầm trung AIM-120C AMRAAM của F-22 mang một đầu đạn nặng 20,5 kg, thì RVV-SD của T-50 mang đầu đạn có tải trọng 22,5 kg. Còn tên lửa AIM-9M Sidewinder thuộc hệ thống vũ khí của F-22 đã được xếp vào hàng cựu chiến binh của vũ khí hàng không trên thế giới.

Mô hình hiện tại của AIM-9M Sidewinder xuất hiện từ năm 1983, phiên bản đầu tiên của nó là AIM-9 – xuất hiện trong Lực lượng không quân Mỹ vào năm 1956, trở thành loại tên lửa dẫn đường không đối không đầu tiên trên thế giới. AIM-9 tham gia chiến đấu lần đầu tại Việt Nam. Người Mỹ cho rằng, trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, AIM-9 đã được chứng tỏ được khả năng vượt trội so với các loại tên lửa dẫn đường khác. Thực tế, chỉ có khoảng 13% số tên lửa này bắn trúng mục tiêu.

Hiện tại, F-22 được coi là chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới. Theo thống kê, chi phí để sản xuất 1 chiếc F-22 (bao gồm chi phí phát triển và các loại phí khác) theo đơn đặt hàng của Không quân Mỹ là hơn 300 triệu đô la. Một loại tiêm kích thế hệ mới của Mỹ là F-35 cũng đắt đỏ không kém – mất 221 triệu đô la cho 1 chiếc F-35.

Đức Dũng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !