Tiêm kích F-35 - “Trái đắng” của Lầu Năm Góc

Xét về tính năng kỹ, chiến thuật, F-35 rõ ràng thua kém một số chiến đấu cơ của Nga và EU. Nó có nguy cơ trở thành một thất bại lớn nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ từ thời kỳ Chiến tranh lạnh
Tiêm kích F-35 - “Trái đắng” của Lầu Năm Góc - ảnh 1

Chiến đấu cơ F-35

Giới chức quân sự Mỹ và đồng minh từng dành những lời có cánh cho loại chiến đấu cơ tàng hình đắt đỏ nhất hiện nay của Mỹ - F-35. Khi các nhà quân sự Mỹ tạo ra F-35, họ đã rất lạc quan, hi vọng cho ra đời một siêu chiến đấu cơ “sát thủ” nhất mọi thời đại.

Chỉ một số người Mỹ dám nhìn thẳng vào thực tế chương trình phát triển loại chiến đấu cơ này và thấy nó không được như kỳ vọng ban đầu của họ. Ông Winslow Wheeler, giám đốc Dự án cải cách quân sự cho biết, F-35 quá nặng nề và khả năng cơ động kém. 

Lỗi thiết kế là nguyên nhân chính khiến F-35 không thể cạnh tranh được với đối thủ từ các nhà sản xuất khác.

Hệ thống phần mềm cồng kềnh

F-35 được Tập đoàn Lockheed Martin thiết kế để trở thành chiến đấu cơ tàng hình tốt nhất Thế giới, nhưng trong các cuộc đọ sức với đối thủ của mình (chiến đấu cơ của Nga, Pháp…) ở môi trường giả tưởng nó đã nhiều lần thất bại.

Theo chuyên gia Nga Igor Znachko, các chương trình được cài đặt trong hệ thống điện tử và hệ thống điều khiển của F-35 quá nhiều.

Các nhà thiết kế đã tạo ra một hệ thống phần mềm chồng chéo. Thực chất, F-35 là sự tích hợp tối đa các phần mềm trong toàn bộ hệ thống của nó. Quá nhiều chương trình được cài đặt và chất lượng kém khiến chúng không thể kết hợp được với nhau. Người Mỹ đã cố gắng hơn 1 năm để khắc phục lỗi này, nhưng không thu được kết quả. Đặc biệt, hệ thống bảo trì phần mềm vẫn không hoạt động. Đây chỉ là 1 trong hàng tá vấn đề của F-35.

Tiêm kích F-35 - “Trái đắng” của Lầu Năm Góc - ảnh 2

Hệ thống điều khiển điện tử của F-35

Năm 2008, hai chuyên gia phân tích John Stillion và Harold Perdue thuộc công ty RAND tại Santa Monica, California, Mỹ đã tiến hành mô hình hóa F-35 trên máy tính. Kết quả sau nghiên cứu được gửi tới Lực lượng không quân đã gây ra cú sốc lớn cho người Mỹ. Các chuyên gia đã dựng mô hình chiến đấu giả định giữa F-35 và chiến đấu cơ của Trung Quốc với kịch bản F-35 bất ngờ tấn công Đài Loan.

Theo kịch bản, mục tiêu giả định của F-35 trong trận chiến này là lực lượng mặt đất, cuối cùng loại chiến đấu cơ siêu tân tiến này của Mỹ lại bị máy bay Trung Quốc đánh bại. Nhưng kết luận của Không quân Mỹ còn gây kinh ngạc hơn nữa. Họ cho rằng, việc mô hình hóa F-35 trên máy tính là “thử nghiệm không phù hợp thực tế” và nó sẽ bị cấm. Trong khi RAND là công ty uy tín, luôn được Không quân Mỹ tin tưởng cung cấp thông tin mật các loại chiến đấu cơ và yêu cầu tính toán cho các phương án phát triển các loại máy bay của họ.

Theo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế máy bay của Nga Sergey Kirichenko, khoản chi khổng lồ cho F-35 là một gánh nặng nghiêm trọng đối với ngân sách của Mỹ. Và tất cả đều thấy rằng, khoản chi này đã vô ích.

Kế hoạch phát triển tổ hợp siêu tiêm kích F-35 gồm khoảng 2.500 chiếc có quy mô quá lớn, riêng việc sản xuất hàng loạt đã vô cùng khó khăn. Nhưng quân đội Mỹ vẫn quyết tâm làm mọi cách để F-35 ra đời và sẵn sàng tham chiến. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với phiên bản F-35 dành cho lực lượng Hải quân Mỹ.

Theo tiến sĩ khoa học Nga Alexei Proskuryakov, vấn đề hệ thống phần mềm của F-35 chỉ là đỉnh của tảng băng trôi. Thực tế, vật liệu chế tạo F-35 là những loại Mỹ thường sử dụng để chế tạo các loại máy bay trước đó như F-18 chẳng hạn. Nên các vấn đề phát sinh là như nhau, ví dụ như: khoảng trống giữa các bộ phận của máy bay tạo điều kiện cho độ ẩm xâm nhập hay một số đoạn dây dẫn nhiệt có trong thân máy bay. Nếu không khắc phục được những nhược điểm này, F-35 khó có thể đảm bảo độ an toàn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tiêm kích F-35 - “Trái đắng” của Lầu Năm Góc - ảnh 3

400 tỷ USD - liều thuốc tự tử giá cao cho Mỹ?

Tổng hợp các kỹ thuật bay cũng như giá trị về khai thác, giá trị kinh tế, không nghi ngờ gì F-35 sẽ đi vào lịch sử Thế giới như 1 loại chiến đấu cơ thế hệ mới kém hiệu quả nhất. Người Mỹ thừa nhận, sắp tới, có khả năng họ phải chi thêm 400 tỷ USD nữa để hiện đại hóa hệ thống khí tài đắt đỏ này (trước đó, Mỹ đã chi 60 tỷ USD để phát triển dự án này). Mặc dù F-35 luôn được coi là thế hệ chiến đấu cơ thứ 5, nhưng trung tâm nghiên cứu nổi tiếng Air Power Australia vào năm 2010 đã xếp F-35 vào thế hệ 4+, vị trí thấp hơn rất nhiều so với tuyên bố của Tập đoàn Lockheed Martin về loại máy bay này.

Cơ hội sống sót thấp, trọng lượng nặng nề, khả năng cơ động kém, dễ bị radar đối phương phát hiện – đó chỉ là một vài trong số các lỗ hổng lớn của F-35 khiến nó bị xếp vào thế hệ 4+. Trong 1 cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình quốc phòng STAR, khi bình luận về các khoản đầu tư “mù” của Mỹ vào dự án F-35, Tiến sĩ khoa học – chuyên gia hệ thống hàng không Nga Vladimir Lyashenko cho biết, không quân Mỹ thực tế không còn lựa chọn nào khác. Khoảng 70% chiến đấu cơ của Không quân Mỹ còn hoạt động được trong vòng 2-3 năm nữa. Sau đó người Mỹ cần 1 loại máy bay thế hệ mới hiệu quả hơn để…xâm lược Lybia. Mà F-18 thì đã lạc hậu. Do đó Mỹ sẽ phát triển F-35 cho đến khi cạn kiệt chi phí. Việc bán loại chiến đấu cơ này và các biến thể của nó cho các nước đồng minh cũng đem về một chi phí đầu tư cho Mỹ

Tiêm kích F-35 - “Trái đắng” của Lầu Năm Góc - ảnh 4

Việc Mỹ đưa F-35 vào phục vụ cho Lực lượng không quân là một hành động hết sức nguy hiểm. Xét về tính năng kỹ thuật và chiến thuật, F-35 rõ ràng thua kém một số chiến đấu cơ của Nga và Châu Âu. Nó có nguy cơ trở thành một thất bại lớn nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ từ thời kỳ Chiến tranh lạnh đến nay. Song, không chỉ người Mỹ, các đồng minh khác cũng phải trả tiền để mua “món đồ chơi hạng sang” này.

Đức Dũng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !