Tiêm kích F-35 tiếp tục bộc lộ nhiều nhược điểm "chết người"
Máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ |
Thông tin trên do hãng thông tấn Bloomberg của Mỹ đưa ra. Theo đó, mẫu tiêm kích mới nhất nhưng đầy điều tiếng này từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2017 đã không thể thực hiện được quá 22% thời lượng bay dự tính vì không có các phụ tùng cần thiết. Do đó, chính quyền Mỹ đang phải chi thêm nhiều khoản tiền lớn để bảo dưỡng và khai thác loại máy bay này.
Trong một báo cáo của chính phủ cho thấy, tính trung bình, việc sửa máy bay này mất 172 ngày, gấp đôi thời gian so với dự tính đã đặt ra trong chương trình sản xuất, chế tạo F-35. Trong khi đó, Lầu Năm góc lại đang muốn đẩy nhanh tiến độ sản xuất loại máy bay này lên 6 năm so với dự định, bất chấp việc đang phải giải quyết vấn đề lớn về thời hạn sửa chữa và bảo dưỡng kỹ thuật với máy bay.
Ngoài ra, Lầu Năm góc còn tin tưởng rằng các chi phí lớn cho thiết kế và sản xuất F-35 vẫn trong tầm kiểm soát và giá thành của chương trình sản xuất mẫu máy bay tiêm kích mới nhất này sẽ ở ngưỡng 406,5 tỷ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán rằng chi phí cuối cùng của chương trình này có thể vượt xa dự toán vì việc khai thác và bảo dưỡng máy bay sẽ tốn thêm 1,12 nghìn tỷ USD trong vòng 60 năm sử dụng loại máy bay này.
Hơn nữa, Bloomberg cùng với việc việc sản xuất các máy bay mới, việc khai thác lô máy bay F-35 lại càng trở nên phức tạp hơn. Giới lãnh đạo chương trình F-35 và đại diện hãng Lockheed Martin đã áp dụng các biện pháp gia tăng khả năng sản xuất phụ tùng để tránh vấp phải các vấn đề liên quan nhưng đây vẫn là vấn đề khó giải quyết.
Được biết, chương trình thiết kế và chế tạo mẫu tiêm kích hiện đại nhất F-35 của Mỹ đã vấp phải rất nhiều vấn đề, từ chi phí đội cao hơn dự kiến nhiều lần đến các trục trặc kỹ thuật. Mới nhất là hồi tháng 9/2017, những thay đổi đối với hệ thống bổ nhào của F-35 vẫn không giảm được rủi ro gây chấn thương cho phi công.