Thực phẩm sắp hết hạn 'lên ngôi', giới trẻ lùng mua để tiết kiệm tiền

Số lượng khách hàng mà đặc biệt là giới trẻ tìm mua các loại thực phẩm sắp hết hạn sử dụng đang gia tăng nhanh ở Trung Quốc. 

Số lượng người trẻ tìm và mua các mặt hàng sắp hết hạn sử dụng tại Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. Xu hướng này được cho sẽ giúp đất nước tỷ dân đối phó với vấn nạn lãng phí thực phẩm.  

Ngành công nghiệp thực phẩm sắp hết hạn được kỳ vọng sẽ mở rộng giá trị từ con số 31,8 tỉ nhân dân tệ (5 tỉ USD) vào năm 2021 lên 40,1 tỉ nhân dân tệ vào năm 2025, theo báo cáo của công ty tư vấn iiMedia Research Consulting.

{keywords}
Thực phẩm sắp hết hạn "lên ngôi", giới trẻ Trung Quốc lùng mua để tiết kiệm sinh hoạt phí. (Ảnh: EPA-EFE)

Những loại thực phẩm sắp hết hạn vẫn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn sử dụng nhưng được bán với giá chiết khấu cao đã trở thành mặt hàng thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng trẻ tuổi, những người muốn tiết kiệm một phần sinh hoạt phí. Do đó, tốc độ tăng trưởng của ngành thực phẩm đặc biệt này được cho vẫn duy trì tỷ lệ 6% cho tới năm 2025.

Sự cải tiến đã góp phần quan trọng đối với hoạt động tăng trưởng của thị trường từ bày bán hàng hóa ở siêu thị hay ở các cửa hàng tiện lợi cho tới các nền tảng kinh doanh trực tuyến, đồng thời thúc đẩy doanh số bán các mặt hàng sắp hết hạn sử dụng.

“Những món đồ ăn vặt nhập khẩu có giá quá đắt đỏ, do đó mọi người muốn mua đồ sắp hết hạn vì giá bán sẽ rẻ hơn nhiều”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn chia sẻ của một tài khoản mạng xã hội Weibo.

Trong năm ngoái, Trung Quốc chứng kiến số lượng công ty tham gia vào thị trường kinh doanh thực phẩm sắp hết hạn tăng đột biến. Theo đố, số lượng đăng ký kinh doanh mới tăng từ con số 12 vào năm 2020 lên thành 68 hồi năm 2021.

Những cửa hàng như HotMaxx, HitGoo và Hema Fresh chuyên bán thực phẩm sắp hết hạn. Toàn bộ những mặt hàng này được bán với giá thấp hơn nhiều so với mức giá trung bình trên thị trường.

Bác sĩ Liu Jiayong ở thủ đô Bắc Kinh và có hơn 500.000 người theo dõi trên tài khoản Weibo cá nhân, từng chia sẻ một đoạn video về các loại thực phẩm sắp hết hạn sử dụng. Trong video, ông Liu cho hay “những thực phẩm này vẫn còn tốt cho sức khỏe do chúng chưa tới ngày hết hạn. Chúng được bán với giá rẻ hơn và còn giúp bảo vệ môi trường”.

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, số lượng khách hàng mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc càng gia tăng và chiếm hơn 30% doanh thu trên thị trường. Đây cũng là cơ hội để các loại thực phẩm sắp hết hạn sử dụng thu hút sự quan tâm của khách hàng. 

Điển hình, trên Taobao, sàn thương mại điện tử lớn nhất ở Trung Quốc, nhiều người dã đăng bài bán các loại bim bim, mì ăn liền, bánh kẹo và socola cận ngày sử dụng với mức giá chưa tới 1/2 so với giá tiêu chuẩn.

Lãng phí thực phẩm

Báo cáo năm 2015 của Viện Khoa học Trung Quốc cho hay hơn 35 triệu tấn thực phẩm, chiếm 6% tổng số lượng thực phẩm mà người dân Trung Quốc sử dụng, đã bị bỏ đi hoặc bị lãng phí hàng năm.

Chính quyền Bắc Kinh cũng đã bày tỏ mối quan ngại về tình trạng lãng phí thực phẩm, đồng thời cho triển khai chiến dịch “Dọn sạch đĩa”. Hồi tháng 8/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh, “Chúng ta vẫn nên duy trì cảnh giác với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực”.

{keywords}
Nhiều khách hàng bị thu hút vì giá rẻ nên tìm mua thực phẩm sắp hết hạn. (Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu)

Theo đó, các nhà hàng hoạt động ở Trung Quốc được yêu cầu cung cấp cho thực khách hộp đựng thực phẩm mang về nếu như họ không ăn hết tại bàn, hoặc yêu cầu khách hàng gọi suất ít hơn để không lãng phí.

Luật cấm lãng phí thực phẩm được Trung Quốc thông qua vào tháng 4/2021 cũng cấm các “màn thi ăn” trên mạng xã hội. Ngoài ra, các blogger hay nền tảng sản xuất, công khai và phát sóng những cuộc chè chén trên mạng cũng có thể bị phạt.

Khi nhận thức của người dân về vấn đề môi trường gia tăng, các blooger chuyên về lĩnh vực thực phẩm cũng bắt đầu chia sẻ niềm đam mê với thực phẩm sắp hết hạn.

Một số người dân còn chia sẻ lên Bilibili những bí kíp đi siêu thị để khi trở về thu hoạch cả xe đẩy đầy đồ ăn vặt nhưng chỉ phải chi 100 nhân dân tệ (15,7 USD).

Cô Lily, một blooger trên nền tảng cộng đồng trực tuyến Douban, cho hay kênh của cô đã thu hút sự chú ý của nhiều người ngay sau khi luật cấm lãng phí thực phẩm được ban hành và thực phẩm sắp hết hạn “lên ngôi”.

Nhóm “Tôi yêu thực phẩm sắp hết hạn” của cô Lily đã tăng từ 20.000 thành viên trong vòng 2 tháng đầu sau khi bắt đầu đi vào hoạt động hồi tháng 9/2020 lên con số hơn 60.000 thành viên chỉ một năm sau đó. Hiện kênh của cô Lily có hơn 90.000 người theo dõi và chuyên chia sẻ các kinh nghiệm mua thực phẩm sắp hết hạn.

Tuy nhiên, những bạn trẻ như cô Lily chọn mua thực phẩm sắp hết hạn không xuất phát từ mối quan tâm về môi trường, mà thực chất là vì giá rẻ.

Theo công ty tư vấn iiMedia, những người có mức thu nhập trung bình là khách hàng chủ yếu mua sản phẩm sắp hết hạn sử dụng. Họ chủ yếu mua đồ ăn vặt, bánh mỳ, bột bánh và sữa.

Cũng theo báo cáo của iiMedia, hơn 50% khách hàng mua sản phẩm sắp hết hạn ở Trung Quốc sẽ tái mua hàng tháng, và gần 80% sẵn sàng giới thiệu hàng giá rẻ cho những người khác.

Song thực tế, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ về chất lượng của các loại thực phẩm sắp hết hạn được bày bán.

Cụ thể, 67,8% khách hàng Trung Quốc lo ngại nhất về mức độ an toàn thực phẩm khi chọn mua hàng sắp hết hạn, và 50% nghi ngờ về thông tin trên bao bì có đúng hay không, theo iiMedia.

Tuy nhiên, những cửa hàng bán rau củ quả sắp hết hạn cũng đã xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn khác của Trung Quốc. Những cửa hàng này bày bán đa dạng sản phẩm. Do mức giá bán rẻ hơn so với ở siêu thị, người dân địa phương đã nhanh chóng bị thu hút và tới mua sắm.

Hơn 330 tỷ phú thế giới tụt hạng trong danh sách người giàu, Trung Quốc chiếm gần một nửa

Hơn 330 tỷ phú thế giới tụt hạng trong danh sách người giàu, Trung Quốc chiếm gần một nửa

Trung Quốc chiếm gần 1/2 trong số hơn 330 tỷ phú thế giới bị tụt hạng về giá trị tài sản. 

Minh Thu (lược dịch)

Những sự kiện quốc tế nổi bật nhất 2023 qua ảnh

Năm 2023 được đánh dấu bằng hai cuộc xung đột lớn giữa Ukraine với Nga và Israel với Hamas cũng như hàng loạt thiên tai lớn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Video thiết giáp Ukraine sống sót sau đòn tập kích trực diện từ tên lửa Nga

Dưới đây là khoảnh khắc thiết giáp Braley trong biên chế quân đội Ukraine sống sót sau đòn đánh trực diện từ tên lửa chống tăng của Nga.

Video pháo binh Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga ở Kherson

Lực lượng pháo binh của Ukraine đã bắn nổ hệ thống phòng không SA-8 Gecko và pháo tự hành 2S7 Pion của Nga tại vùng Kherson.

Xung đột Nga - Ukraine sẽ thế nào vào mùa đông?

Các chuyên gia cho rằng, không loại trừ khả năng Nga – Ukraine tiến hành đàm phán hòa bình vào năm tới, sau khi trải qua những cuộc giao tranh khốc liệt trong mùa đông lạnh giá.

Tổng thư ký NATO nói ‘chuẩn bị đón tin xấu’ từ Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, quân đội Ukraine đã không giành được bất kỳ sự đột phá nào ở vùng xung đột trong nhiều tháng qua.

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Rộ tin Nga chuyển hệ thống phòng không S-400 từ Kaliningrad tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã di chuyển một số hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ vùng Kaliningrad tới Ukraine.

Những cuộc đoàn tụ đầy xúc động sau khi Israel và Hamas trao đổi con tin

Các đợt trao đổi tù nhân và con tin giữa Israel-Hamas đã giúp hàng chục người được trở về với gia đình, tạo ra những cuộc đoàn tụ vô cùng xúc động.

Tướng Ukraine hé lộ khả năng Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt

Tướng quân đội Ukraine cho hay, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt ra ngoài khu vực miền đông và nam Ukraine thêm lần nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !