Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Lợi ích cục bộ là rào cản lớn của cổ phần hoá

Tại Hội nghị toàn quốc Triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016-2020 diễn ra chiều 06/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc sắp xếp, đổi mới DNNN phải bao gồm cả đổi mới, sắp xếp, tái cơ cấu và cổ phần hóa.

Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2017 của tất cả các Bộ, ngành. Mặc dù đã có chủ trương của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ, nhưng Thủ tướng cho rằng chúng ta làm chưa được bao nhiêu, kể cả thoái vốn, cổ phần hóa (CPH) và sắp xếp lại.

Nếu “ngại” sẽ không làm được

Tính đến nay mới chỉ cổ phần hóa 8% số vốn nhà nước tại các DN, vẫn còn lại 92% vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nên chưa đổi thay được cơ cấu DN để quản trị tốt hơn.

Từ quá trình CPH thời gian qua, chúng ta đã rút ra được một số kinh nghiệm trong chỉ đạo với những bài học đắt giá. Theo số liệu được Bộ Tài chính báo cáo, với 350 DN đã CPH, trong năm 2015 lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ tăng 72%, tổng tài sản tăng 79%, doanh thu tăng 29%, thu nhập của người lao động tăng 33%.

“Như vậy, quá trình CPH, sắp xếp DNNN là rất quan trọng đối với DN, mang lại lợi ích rõ ràng cho DN và người lao động,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói. “Các DN sau khi sắp xếp, tái cơ cấu đã phát triển rất tốt, điển hình như VNPT, mọi người đều có việc làm và không có bất kỳ kiện tụng gì, mọi việc đều được thực hiện một cách công khai, minh bạch. Hay như Vinamilk, Vietnam Airlines cũng là những doanh nghiệp điển hình trong việc cổ phần hóa”.

Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra rằng nếu cứ ngại, không chịu làm sẽ không bao giờ cổ phần hóa thành công. Cần phải làm đúng lộ trình và làm đúng cách để thay đổi quản trị, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, tái cơ cấu và CPH còn góp phần phòng chống tham nhũng vì có nhiều cổ đông cùng giám sát.

Tính đến thời điểm hiện tại, tài sản và vốn nhà nước ở các DNNN còn hơn 5 triệu tỷ đồng, trong khi nợ công rất cao và Việt Nam cũng cần vốn đề đầu tư cho hạ tầng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Lợi ích cục bộ là rào cản lớn của cổ phần hoá - ảnh 1

Vì sao cổ phần hóa còn chậm?

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc chậm cổ phần hóa DNNN có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là vướng mắc ở thể chế, còn nguyên nhân chủ quan gây vướng mắc lớn nhất là lợi ích và động lực.

“Lợi ích cục bộ là rào cản lớn khiến chúng ta chưa thực sự quyết liệt CPH. Đề án xây dựng chậm nhưng chúng ta duyệt cũng chậm, sự phối hợp giữa các bộ, ban ngành chưa chặt chẽ, chưa ăn ý và chưa kịp thời. Một số bộ, ngành không muốn CPH và chậm CPH để dễ quản lý cán bộ, dễ nâng lương… Cho nên vẫn còn gần 100 Tập đoàn, Tổng Công ty và DNNN do nhà nước nắm giữ số vốn từ 70%-100%.

Thủ tướng cũng chỉ ra rằng ở các DN này, năng lực quản lý chưa theo kịp với nhu cầu thực tiễn. Các DNNN cũng chưa minh bạch giữa nhiệm vụ chính trị, xã hội với mục đích kinh doanh, chi phí lớn, tư liệu sản xuất lớn, nhưng hiệu quả lại rất kém.

“Nguyên nhân nữa là mô hình tổ chức và cơ chế chức năng còn phân tán, thiếu chuyên nghiệp. Bộ trưởng là phải lo quản lý ngành, lĩnh vực chứ không chỉ quản lý mấy DN. Bộ trưởng phải xuyên suốt từ hoạch định, quy hoạch, tổ chức thực hiện hệ thống, thanh kiểm tra, chứ không phải chỉ lo mấy DN thuộc bộ mình quản lý,” Thủ tướng lưu ý.

Những yêu cầu cấp bách

Để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DNNN, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy CPH, tạo môi trường đầu vào và đầu ra cạnh tranh trong các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước.

“DNNN có một thực trạng là thường hoạt động trong môi trường ít cạnh tranh, đã là kinh tế thị trường thì tính thị trường phải cao, bản chất của kinh tế thị trường có nhiều thứ nhưng trước hết phải là cạnh tranh”.

Theo Thủ tướng, khu vực DNNN phải nhỏ đi, nhưng từng DNNN phải mạnh và hiệu quả cao hơn, đồng thời không để thất thoát vốn nhà nước trong quá trình cổ phần hóa.

Thủ tướng cũng yêu cầu phải tái cơ cấu DNNN, giải phóng nguồn lực, để đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững hơn.

“Hiệu quả DNNN còn thấp, đôi khi chèn ép kinh tế tư nhân, một mình đua 1 cửa thì ai biết anh chạy chậm hay chạy nhanh? Chúng ta đang xây dựng một Chính phủ kiến tạo, cái gì tư nhân làm tốt thì nhà nước rút ra. Nhà nước phải chủ động ở lĩnh vực năng lượng, quốc phòng, lương thực, điều hành chính sách tiền tệ, còn lại thì phải để tư nhân làm, Nhà nước rút vốn ra làm việc khác. Chúng ta không chịu làm, không chịu đổi mới tư duy. Tại sao không cổ phần hóa cảng và sân bay, nhà nước cần chỉ chi phối những cảng và sân bay quan trọng với tỷ lệ từ 60-65%.”

Nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020

Thủ tướng chỉ đạo nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 là cần phải xác định lĩnh vực nào Nhà nước cần nắm giữ, lĩnh vực nào Nhà nước cần rút ra. Quan điểm của Chính phủ là những lĩnh vực dịch vụ công ích thì Nhà nước nắm cổ phần chi phối, còn lại rút ra để tư nhân làm.

“Cần xác định danh mục các DNNN nào nhà nước cần nắm 100%, doanh nghiệp nào Nhà nước nắm cổ phần chi phối, và doanh nghiệp nào Nhà nước cần thoái vốn hoàn toàn. Phải lành mạnh hóa hoạt động DN, giải quyết tốt những vướng mắc gây cản trở việc CPH,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

Bên cạnh đó, cần giao trách nhiệm cá nhân đối với lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trong thực hiện CPH, đơn vị nào không làm, làm chậm, và làm thất thoát thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của DN sau khi bán cổ phần lần đầu là phải phải niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Thủ tướng yêu cầu các DN phải tiến hành niêm yết trong thời hạn 1 năm kể từ khi IPO.

“Phải đưa cổ phiếu lên sàn cho công khai minh bạch, chứ không phải cứ mập mờ theo kiểu quan hệ thân hữu. Chúng ta làm thất thoát tài sản là có lỗi với nhân dân,” Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho rằng các DN cổ phần hóa cần xác định đối tác chiến lược, nhưng với những DN nhà nước nắm giữ dưới 49% cổ phần thì cũng có thể bán luôn. Tuy nhiên, không bán vốn nhà nước bằng mọi giá. Từng DN đều phải có chiến lược phát triển, để không bị teo tóp sau CPH, nếu không thì CPH sẽ thất bại.

Nguyễn Tuân

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.

Sun Urban City - dự án được kỳ vọng tạo động lực phát triển cho Hà Nam

Những dự án như Đô thị thời đại - Sun Urban City do Tập đoàn Sun Group đầu tư được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.

Những thành tích vượt trội về nhân sự của FWD Việt Nam trong năm 2024

Hành trình xây dựng và duy trì môi trường làm việc lý tưởng của Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam được ghi nhận với 4 giải thưởng nhân sự khu vực châu Á do Tạp chí HR Asia trao tặng.