Thử nghiệm cuộc sống sao Hoả ngay trên sa mạc ở Trái Đất
6 'phi hành gia' đang thực hiện nhiệm vụ tại sa mạc Negev của Israel, mô phỏng cuộc sống trên môi trường sao Hoả.
Thử nghiệm cuộc sống sao Hoả ngay trên sa mạc ở Trái Đất |
Nhóm 6 'phi hành gia' sẽ dành 4 tuần để thực hiện một nhiệm vụ trải nghiệm cuộc sống trên sao Hoả trong phiên bản mô phỏng đặt tại sa mạc Negev của Israel.
Nhiệm vụ lần này sẽ cung cấp cho các nhà khoa học thông tin về cách con người đối phó với những điều kiện hạn chế, bất thường, những gì họ có thể trải qua nếu sống trên sao Hoả trong tương lai.
Địa điểm thử nghiệm nằm trong sa mạc Negev ở miền nam Israel trong cấu trúc xói mòn của miệng núi lửa Ramon. Đây là một dạng cấu trúc xói mòn hiếm gặp nhưng khá giống với các đặc điểm bề mặt sao Hỏa. Đó là môi trường nhiều cát và đá, nghiêng dốc, được so sánh với Thung lũng Marineris trên sao Hỏa.
Nhóm 6 'phi hành gia' gồm 5 người đàn ông và 1 người phụ nữ sẽ sống trong cơ sở mô phỏng điều kiện trên sao Hoả được gọi là AMADEE-20. Họ sẽ mặc bộ quần áo vũ trụ chuyên dụng và sử dụng những thiết bị vật dụng cho chuyến đi lên hành tinh đỏ trong tương lai nếu điều đó thành hiện thực.
Chỉ huy João Lousada sẽ dẫn đầu nhiệm vụ, cộng thêm hỗ trợ của Phó chỉ huy Iñigo Muñoz Elorza, cùng với Anika Mehlis, Alon Tenzer, Thomas Wijnen và Robert Wild.
João Lousada đến từ Bồ Đào Nha, Giám đốc chuyến bay của ISS Columbus, có chứng nhận nhảy dù, là bậc thầy thợ lặn có bình dưỡng khí, biết lái máy bay. Iñigo Muñoz-Elorza, Tây Ban Nha, Giám đốc đào tạo tại Trung tâm điều khiển Galileo, có bằng phi công dù lượn, thợ lặn và nhảy dù.
Anika Mehlis, đến từ Đức, chuyên gia về vi sinh, Kỹ thuật Công nghệ Môi trường và Tái chế. Alon Tenzer, người Israel, chuyên gia về Toán học, Khoa học Máy tính và Khoa học Hàng không.
Thomas Wijnen, đến từ Hà Lan, chuyên gia vềToán học và Vật lý và Thiên văn học, có bằng thợ lặn và nhảy dù. Robert Wild, đến từ Áo, chuyên gia Vật Lý.
Trong 4 tuần, nhóm 6 người sẽ thực hiện một loạt các thử nghiệm, bao gồm cả việc cô lập và thích nghi của con người trong môi trường khắc nghiệt như sao Hoả.
Một trong những thử nghiệm lần này máy in 3D Melt mới có thể sử dụng trên các chuyến bay vũ trụ thời gian dài trong tương lai. Mục đích là để kiểm tra xem liệu in 3D có thể hỗ trợ các hoạt động khoa học trong môi trường xa xôi như sao Hoả hay không.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA hy vọng sẽ đưa con người lên sao Hỏa vào giữa đến cuối những năm 2030 và loạt thí nghiệm này giúp lập kế hoạch tốt nhất cho tương lai.
Những tòa nhà độc đáo ở nơi quanh năm băng tuyết trắng xoá
Nhiệt độ khắc nghiệt dẫn đến cảnh quan cằn cỗi, dân cư thưa thớt và những toà nhà đặc biệt đã thu hút nhiếp ảnh gia người Áo Gregor Sailer đến cực bắc để thực hiện bộ ảnh độc đáo.
Hoàng Dung (lược dịch)