Thứ gia vị 'vàng' trong gian bếp, cực tốt cho mùa đông

Gừng có mặt trong gian bếp của hầu hết các gia đình, không chỉ giúp cho món ăn ngon, gừng còn là thứ gia vị 'vàng' cho các bệnh tiêu hóa, cảm lạnh. 

Theo lương y Vũ Quốc Trung – chi Hội đông y huyện Văn Giang, Hưng Yên trong điều kiện hiện nay khi nấu ăn tốt nhất mỗi gia đình nên có 1 ít gừng vừa chữa cảm mạo, chống cảm lạnh đồng thời cũng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, các bệnh về tiêu hóa.

Bởi vì các nghiên cứu hiện đại cho rằng trong gừng tươi có Enzym phân huỷ rất mạnh các Protein thành các amino axit làm cho thức ăn dễ được tiêu hoá và loại bỏ các chuỗi Peptid lạ nên chống được dị ứng thức ăn.

Gừng còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hoá dễ dàng, chống được đầy hơi, chống nôn và tiêu chảy.

Từ xa xưa người dân đã dùng củ gừng ứng dụng tính chất chống nôn, giải dị ứng, kích thích tiêu hoá để sử dụng trong chế biến thức ăn, đồ ăn có tính hàn được ăn với gừng như cua, ốc, thịt vịt…

{keywords}
Gừng là thứ gia vị cực tốt, giúp phòng bệnh.

Sau bữa ăn với đồ ăn có tính hàn (cá, ốc..) mà đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy thì dùng một củ gừng to bằng ngón tay cái (6 – 10g) sắc uống hoặc giã nhỏ pha lấy 30ml nước, cho thêm vài hạt muối vào rồi uống có tác dụng giảm đau bụng, giảm nôn, cầm tiêu chảy.

Theo bác sĩ Phạm Việt Hoàng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội gừng là bài thuốc quý trong chính căn bếp của gia đình. Những ngày trời lạnh ở miền Bắc thì gừng càng phát huy tác dụng của nó giúp tốt cho sức khỏe của chính người dùng.

Theo Y học cổ truyền, gừng còn gọi là sinh khương, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị, có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa, tiêu nước, dịu ho, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc. Gừng là loại vị thuốc được xếp vào nhóm thuốc phát tán phong hàn.

Củ gừng rất tốt cho bệnh tiêu hóa, về mùa lạnh chúng ta cũng thường bị tình trạng lạnh bụng, khó tiêu. Củ gừng tươi có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, trào ngược dạ dày, buồn nôn, giúp tăng cảm giác thèm ăn.

Mọi người có thể ăn thêm gừng bằng cách sử dụng gừng làm gia vị thêm vào các món ăn để kích thích tiêu hóa, hoặc sử dụng trà gừng, ăn mứt gừng, trà gừng. TS Hoàng cho biết nếu sử dụng gừng tươi thường xuyên đúng cách có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất, chất dinh dưỡng, duy trì hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Kinh nghiệm dân gian từ lâu đã dùng củ gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy trướng. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do cua cá, chim, thú độc. Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc uống. Còn dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài chữa sưng phù, vết thương, giảm đau.

Đối với các bệnh tiêu hóa, theo TS Hoàng theo kinh nghiệm dân gian mọi người thường dùng củ gừng nướng chữa đau bụng, lạnh bụng, đi ngoài.

Những trường hợp bị đau bụng do lạnh, đầy trướng bụng thì có thể lấy gừng khô, gừng sao trên chảo nóng sắc lên uống hoặc là tán bột. Có thể phổi hợp với các vị thuốc khác. Gừng sao còn có thể trị chứng tay chân lạnh giá, mạch nhỏ, thấp khớp

Tuy nhiên, khi dùng gừng không nên dùng quá nhiều, một ngày chỉ dùng 5 gram gừng. Dùng cả vỏ củ gừng, chỉ rửa sạch. Nếu bỏ vỏ gừng sẽ giảm tác dụng của củ gừng.

Người mới mổ xong hoặc chuẩn bị mổ không dùng gừng, người chảy máu chân răng, chảy máu tiêu hóa cũng không được dùng gừng. Củ gừng cũng không dùng cho người bị đổ mồ hôi nhiều, cảm nắng...

TS Hoàng lưu ý thêm trong đợt dịch bệnh như hiện nay thì việc bổ sung thêm gừng vào các món ăn cũng giúp hỗ trợ tăng thêm sức đề kháng, giải cảm tán hàn giúp mọi người khỏe hơn.

Khánh Chi 

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Đang cập nhật dữ liệu !