Thổ Nhĩ Kỳ “bán đứng” Nga, chuyển S-400 cho Mỹ nghiên cứu
Theo báo cáo của Sputnik (Nga) ngày 16/11, Phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin cho biết, Washington và Ankara đã thành lập Tổ liên hợp công tác nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống S-400 đối với máy bay chiến đấu F-35, nhằm giải quyết những tranh cãi giữa hai nước thời gian qua về hệ thống này.
Theo đó, ông Ibrahim Kalin và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien là hai người phụ trách chính trong việc điều phối công tác giữa hai nước. Ngoài ra Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ độc lập sử dụng hệ thống S-400 mà không tích hợp S-400 vào hệ thống phòng không của NATO.
Truyền thông Nga cho biết, động thái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đối với Nga và hai quốc gia lớn khác đã mua S-400.
Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã thành lập Tổ nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hệ thống S-400 với máy bay F-35. Nguồn: Sohu |
Theo báo cáo, Mỹ đã lên án kịch liệt thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ ký kết hợp đồng mua sắm hệ thống S-400 của Nga với trị giá 2,5 tỉ USD, và Washington đã hủy bỏ tư cách của Ankara trong việc tham gia dự án phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Khoảng 105 máy bay chiến đấu F-35 được đặt hàng trước của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ngừng và hơn 100 dự án sản xuất linh kiện được thực hiện bởi các công ty trong nước cũng bị thu hồi và giao lại cho các đồng minh khác của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao S-400 cho Mỹ nghiên cứu để được sự “tha thứ” từ Washington hay điều này vốn đã là kế hoạch từ trước? Nguồn: Sohu |
Truyền thông Nga dẫn lời các chuyên gia quân sự cho biết, kế hoạch phối hợp đánh giá hệ thống S-400 của Tổ công tác Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ do Ankara khởi xướng sẽ phải đặt tên lửa phòng không S-400 dưới “kính lúp” của Lầu năm góc. Để đánh giá chính xác mối đe dọa tiềm tàng của tên lửa S-400 đối với F-35, cần có sự hiểu biết toàn diện và phân tích sâu về các thông số bí mật của hệ thống tên lửa.
Nếu kế hoạch được thực hiện thành công, Quân đội Mỹ có thể dễ dàng nắm bắt những yếu điểm của hệ thống S-400, và phát triển các chiến thuật trên không, mặt đất để đối phó với S-400. Theo tin tức chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ thì Tổ công tác này đã bắt đầu hoạt động từ ngày 15/11, điều này cũng có nghĩa là các bí mật về S-400 đang từng bước được “phẫu thuật”.
Sau khi được Mỹ “phẫu thuật”, S-400 sẽ không còn là mối đe dọa đối với F-35. Nguồn: Sohu |
Hiện nay, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước lớn phương Đông khác cũng đã mua tên lửa phòng không S-400, Trung Quốc đã nhận được lô hệ thống đầu tiên, còn Ấn Độ thì vẫn đang chờ được chuyển giao. Truyền thông Nga tin rằng, để giành lại máy bay chiến đấu F-35, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ngần ngại “gửi” S-400 cho quân đội Mỹ để nghiên cứu chi tiết. Điều này đồng nghĩa với việc “bán đứng” bí mật quân sự của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Mặc dù hệ thống tên lửa S-400 của ba nước chắc chắn sẽ khác nhau, nhưng khung tên lửa phòng không thế hệ thứ tư này vẫn là khung chung. Sau khi nghiên cứu tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ, Quân đội Mỹ vẫn có thể hiểu sâu về loại thiết bị tương tự ở các quốc gia khác.
Ngoài ra, Mỹ và Thổ cũng tiến hành đánh giá các mối đe dọa và tác động bất lợi của S-400 đối với F-35, do đó, không loại trừ rằng F-35 và tên lửa S-400 sẽ được sử dụng cho nhiều cuộc tập trận đối kháng để có được số liệu đáng tin cậy.
Việc Mỹ nắm được bí mật S-400 không tạo ra ảnh hưởng lớn đối với Nga, khi S-500 đang trong quá trình thử nghiệm. Nguồn: Sohu |
Theo lời quan chức giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nga, Quân đội Nga hiện chưa đưa ra thông tin chính thức nào về việc Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cùng nhau nghiên cứu S-400, và vẫn bày tỏ mong muốn việc cung cấp hệ thống S-400 tiếp theo cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được hoàn thành như dự kiến, hy vọng rằng Mỹ sẽ không tiếp tục can thiệp vào thương vụ này.
Truyền thông Nga cho rằng, Moscow coi trọng việc tăng cường hợp tác với Ankara thông qua các thương vụ trao đổi vũ khí và trao đổi quân sự, thế hệ tên lửa phòng không S-500 mới cũng đang bước vào giai đoạn thử nghiệm, do đó các bí mật về S-400 bị Mỹ nắm được vẫn không phải là một vấn đề lớn.
Về phía Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia này có thể đề xuất với Nga về việc tiến hành mã hóa mới cho hệ thống S-400, chẳng hạn như thay đổi hoặc nâng cấp phần cứng và phần mềm. Quan chức Nga nhấn mạnh, sau khi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành kế hoạch đánh giá chung, hệ thống S-400 có thể sẽ không còn là bí mật đối với Mỹ và vấn đề này chắc chắn sẽ có tác động lớn hơn đến việc xuất khẩu hệ thống S-400 trong tương lai.