Thiếu thuốc trong bệnh viện: Mắc giá đấu thầu, 'của rẻ là của ôi'

Trong đấu thầu hàng hóa dịch vụ thông thường rẻ hơn là tốt nhưng điều này không đúng với thuốc chữa bệnh, vật tư tiêu hao vì "của rẻ là của ôi".

 

Liên quan đến thực trạng các cơ sở y tế thiếu vật tư y tế, vật tư tiêu hao, thuốc điều trị dẫn đến người bệnh phải chịu nhiều thiệt thòi, gây nên bức xúc trong dư luận.

Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào cần phải triển khai để khắc phục tình trạng này? TS. Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế-Bộ Y tế đã có những ý kiến rất thẳng thắn về vấn đề này.

Lý giải thực trạng các cơ sở y tế thiếu vật tư y tế, vật tư tiêu hao, thuốc điều trị với phóng viên bằng kinh nghiệm cá nhân, ông Quang cho biết, do có vướng mắc ở một số khía cạnh liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành như "giá tham gia mời thầu phải bằng hoặc thấp hơn giá đã trúng thầu của 12 tháng trước đây".

“Với quy định này thì khó thực hiện vì thuốc hiện nay tính theo giá cũ chưa tính lạm phát và các khía cạnh liên quan đến chuỗi cung ứng khi nhập khẩu thuốc do ảnh hưởng của Covid-19 liên quan vận chuyển, bảo quản... khiến giá thuốc bị nâng lên.

Từ đó khó đưa ra giá nào hợp lý. Nếu đưa ra giá như vậy thì không doanh nghiệp nào có đủ thuốc theo giá như vậy, nếu có mời thầu thì cũng không ai đứng ra thì khó thực hiện được”, ông Quang nêu rõ.

Nguyên nhân tiếp theo, theo ông Quang là vấn đề dự báo kế hoạch sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị (số lượng, chủng loại…) của bệnh viện nhiều khi không sát được với thực tế.

Ban đầu chúng ta tính thế này nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh mà dư thừa, đến khi hết dịch nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên thì lại dẫn đến thiếu.

Hơn thế nữa, theo TS Nguyễn Huy Quang là thời gian qua chúng ta tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19, làm xao nhãng công tác đấu thầu, tập trung toàn bộ cho chống dịch nên công tác đấu thầu tập trung không làm được. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu làm xảy ra hiện tượng khan hiếm thuốc, thừa thuốc nếu không sử dụng đến.

“Nguyên nhân nữa cũng khá quan trọng là thời gian qua có nhiều vụ việc bị khởi tố, truy tố, xét xử liên quan đến đấu thầu dẫn đến tâm lý lo ngại nếu mình tham gia vào trong bối cảnh các quy định về pháp luật, đấu thầu chưa rõ thì mình có bị sao không.

Thậm chí có người bảo thà bị kỷ luật còn hơn bị truy tố trước pháp luật. Vì thế, tâm lý chung của nhiều anh em là e ngại.

Trong khi đó, các bệnh viện hiện thiếu đội ngũ chuyên nghiệp làm đấu thầu, có kinh nghiệm trong xây dựng hồ sơ mời thấu, đấu thầu, hiểu biết về trang thiết bị, thuốc, vật tư. Một số bị bắt, một số không làm việc nữa mà chuyển sang công việc khác an toàn hơn. Các khó khăn này dẫn tới tình trạng đình trệ trong đấu thầu thuốc thời gian qua”, TS. Nguyễn Huy Quang cho hay.

{keywords}
TS. Nguyễn Huy Quang

Trong số những nguyên nhân trên, ông Quang nhấn mạnh đến vướng mắc trong quy trình đấu thầu.

Theo đó, vướng đầu tiên là quy định giá thuốc mời thầu phải bằng hoặc thấp hơn giá 12 tháng trước đó đã trúng thầu đã được công bố ở bất kỳ địa phương nào của cùng một loại đã khó thực hiện vì chưa tính đến yếu tố lạm phát.

“Trên thực tế khó có doanh nghiệp có thuốc, vật tư tiêu hao có giá như vậy. Đây là điểm chốt mà chúng ta cần lưu ý trong đấu thầu.

Ví dụ, trước thời điểm dịch Covid-19 tôi ăn một bát phở gà có giá chỉ khoảng 30.000 đồng, sau dịch tôi đã phải trả  45.000 đồng, đấy là chưa tính nếu ăn sang là thịt đùi thì giá còn khác.

Và khi đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài suốt 2 năm làm đứt gãy các chuỗi cung ứng của toàn cầu, giá nguyên liệu, logistic (vận tải, bảo quản)… đều tăng, thì sẽ rất khó để đưa ra mức giá hợp lý.

Với trang thiết bị y tế còn khó hơn vì cùng một loại máy đấy nhưng cấu hình khác, tính năng kỹ thuật khác, uy tín, bí quyết của hãng khác nhau là giá đã khác nhau. Thuốc được chia thành 5 nhóm để đấu thầu nhưng vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế chưa phân nhóm cụ thể, chưa tính yếu tố về hãng sản xuất, uy tín của các hãng khác nhau thì giá khác nhau nên chưa đảm bảo được cạnh tranh. Điều này cũng làm cản trở việc thực hiện đấu thầu”, TS Nguyễn Huy Quang bày tỏ.

Ngoài ra có một điểm cần lưu ý, trong đấu thầu hàng hóa dịch vụ thông thường rẻ hơn là tốt nhưng điều này không đúng với thuốc chữa bệnh, vật tư tiêu hao vì "của rẻ là của ôi, của đầy nồi là của không ngon".

Theo ông Quang nếu cứ lấy thuốc, vật tư ở giá thấp thì chất lượng không bảo đảm, làm quá trình chẩn đoán khám chữa bệnh giảm, ảnh hưởng chất lượng khám chữa bệnh và người bệnh chịu thiệt.

Vẫn theo Vụ trưởng Vụ pháp chế, vướng mắc nữa là việc doanh nghiệp tự kê khai giá, tự công bố giá nhưng cơ chế kiểm soát thì chưa rõ ràng. Có doanh nghiệp kê khai giá để đấu thầu, có doanh nghiệp kê khai nhưng không tham gia đấu thầu mà báo giá tụt đi để cạnh tranh. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác đấu thầu.

Trả lời câu hỏi, giải pháp cần thực hiện để giải quyết những vướng mắc, bất cập này như thế nào, ông Quang cho rằng cần có đánh giá tổng thể về thực trạng công tác đấu thầu, trong đó có sự phân biệt khác nhau giữa đấu thầu thuốc, vật tư tiêu hao và trang thiết bị y tế, để từ đó tìm ra thực trạng đúng: tại sao bây giờ doanh nghiệp không tham gia đấu thầu; vướng ở đâu về thể chế; vướng ở đâu về quá trình tổ chức thực thi; vướng ở các nguyên nhân khách quan, chủ quan nào...

Từ đó, nếu quy định vướng ở các luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì phải trình Quốc hội để ra nghị quyết để giải quyết. Vướng ở Chính phủ thì phải trình Chính phủ để giải quyết. Vướng ở liên tịch giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư thì phải cùng các Bộ đó giải quyết. Vướng ở các văn bản luật thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế thì Bộ đứng ra giải quyết. Có như vậy mới từng bước tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc để công tác đấu thầu từng bước lập lại trật tự bình thường, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân.

“Theo tôi, cần sớm có nghị định của Chính phủ trên cơ sở hướng dẫn Luật Dược, tài sản công... để có văn bản về liên doanh, liên kết, mượn máy, hoá chất... Khi có hành lang cụ thể chuyên biệt của ngành y tế sẽ tạo hành lang pháp lý ổn định khi muốn mua sắm tài sản công, mua sắm thiết bị. Hành lang đó bảo đảm an toàn cho người mua sắm, từ làm tốt công tác đấu thầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao...”, TS. Nguyễn Huy Quang nhìn nhận.

Liên quan đến thực trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư... chiều 17/6, Bộ Y tế đã  nêu 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Được biết, để khắc phục, Bộ Y tế cũng đã đưa ra các giải pháp. 

Cụ thể: 

Bộ Y tế đã chủ động đôn đốc các đơn vị tăng cường năng lực, hiệu quả công tác mua sắm, đấu thầu và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan.

Cụ thể, ngày 30/3, Bộ Y tế đã ban hành văn bản để tăng cường năng lực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác mua sắm, đấu thầu tại các đơn vị thuộc và trực thuộc.

Theo đó, Bộ đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo liên quan đến công tác đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, hàng hóa, dịch vụ, thuốc, hóa chất, sinh phẩm, dụng cụ và vật tư tiêu hao…

Đồng thời, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dùng trong khám bệnh, chữa bệnh; xác định nhu cầu, dự báo chi tiết, hợp lý về danh mục, chủng loại, số lượng các loại trang thiết bị, hàng hóa, dịch vụ, thuốc, hóa chất, sinh phẩm, dụng cụ và vật tư tiêu hao dự kiến cần mua trong năm kế hoạch…

Ngày 29/4, trước nguy cơ thiếu thuốc và vật tư y tế, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 2206 đôn đốc mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế đáp ứng việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Ngày 2/6, Cục Quản lý Dược ban hành danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn hiệu lực số đăng ký.

N. Huyền  

Lượng nước cần uống mỗi ngày để giảm nguy cơ đột quỵ

Uống đủ lượng nước được khuyến nghị mỗi ngày (khoảng 5 cốc) không chỉ ngăn ngừa mà còn có thể giảm nhẹ tình trạng đột quỵ.

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Đang cập nhật dữ liệu !