Thiếu điểm vẫn đỗ, thừa điểm lại trượt: "Ảo" ngay trong phần mềm lọc ảo!

Mùa tuyển sinh 2019 vẫn xảy ra trường hợp các trường cố tình nâng điểm chuẩn thật cao để đánh trượt tất cả các thí sinh vì tuyển được quá ít không đủ điểu kiện mở lớp hay có những trường hợp thiếu điểm vẫn đỗ nhưng thừa điểm lại trượt.

Thí sinh N.H.N. H. (TP.HCM) đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non của Đại học Sài Gòn. Em là thí sinh tự do, tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 để lấy điểm môn Văn xét tuyển đại học và đạt 3,25 điểm. Kết quả thi môn năng khiếu của H., khá cao: môn Kể chuyện - Đọc diễn cảm: 10 điểm và môn Hát - Nhạc: 9,5 điểm. Tổng điểm tổ hợp các môn Ngữ văn và 2 môn năng khiếu của H đạt 22,75 điểm.

Ngày 9/8, Đại học Sài Gòn công bố điểm chuẩn, H. rất vui vì điểm chuẩn ngành Giáo dục Mầm non năm nay là 22,25 điểm, điểm thi của em cao hơn điểm chuẩn 0,5 điểm. Tuy nhiên, khi kiểm tra danh sách trúng tuyển thì không có tên H.

Tương tự, thí sinh Đ.V.T. ở Quảng Nam cũng khiếu nại việc mình đạt tổng điểm 21,5, cao hơn điểm chuẩn ngành Sư phạm Âm nhạc của trường ĐH Sài Gòn đến 3,5 điểm nhưng không được trúng tuyển.

Thí sinh T. đăng ký nguyện vọng 1 ngành Sư phạm Âm nhạc (tổ hợp N01) của trường Đại học Sài Gòn và có kết quả thi năng khiếu khá cao, trong đó môn năng khiếu 1: 8 điểm; năng khiếu 2: 8 điểm. Tổng điểm tổ hợp N01 (gồm môn Văn và 2 môn Năng khiếu) của T đạt là 21,5 điểm. Theo điểm chuẩn trường Đại học Sài Gòn công bố, ngành Sư phạm Âm nhạc có điểm trúng tuyển là 18, tức điểm của T. cao hơn 3,5 điểm, tuy nhiên, T. cũng không có tên trong danh sách trúng tuyển.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện trường Đại học Sài Gòn cho biết, nhà trường áp dụng theo đúng quy định của Bộ GDĐT về quy chế tuyển sinh ĐH đối với các ngành Sư phạm.

Cụ thể, điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng điểm thi THPT quốc gia của trường tối thiểu bằng điểm trung bình cộng theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định. Điểm sàn hệ đại học đối với các ngành Sư phạm là 18 (mức điểm đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực) thì điểm sàn của 1 môn văn hóa để xét tuyển vào các ngành Sư phạm, trình độ đại học là 6 điểm.

Hai trường hợp thí sinh trên mặc dù tổng điểm cao hơn điểm chuẩn xét tuyển nhưng môn Văn của các em đều không đạt 6 điểm, theo đúng quy chế của Bộ GDĐT, các em không đủ điều kiện trúng tuyển.

Ảnh minh họa

Hay trường hợp của thí sinh N.M.Q. (Đồng Nai), em này cho biết em đăng ký 3 NV vào ngành sư phạm Vật lý của trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh (NV1), trường ĐH Sài Gòn (NV2) và trường ĐH Đồng Nai (NV3). Khi biết được 22,3 điểm, em nghĩ chắc chắn mình sẽ đỗ NV 3 vào trường ĐH Đồng Nai vì mọi năm, ngành này lấy điểm khá thấp. Vì thế không đăng ký bổ sung thêm nguyện vọng nào khác.

Nhưng khi trường công bố điểm chuẩn trên 24 điểm, Q. mới biết  mình không đỗ nguyện vọng nào. Đáng nói là là trường lấy điểm chuẩn thật cao để em và các bạn khác không ai đỗ được vào ngành này.

“Ảo” ngay trong phần mềm lọc ảo

Trên Sài Gòn giải phóng đưa tin một trường hợp rất hy hữu đó là em Đ.T.T. (hộ khẩu tỉnh Tây Ninh) cho biết, em đăng ký xét tuyển NV1 vào ngành Biên phòng của Học viện Biên phòng bằng tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh) với số điểm 21,85 (không có điểm ưu tiên khu vực và đối tượng). Ngoài ra, thí sinh này còn đăng ký 5 NV khác vào Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) bằng tổ hợp A00 (22,1 điểm) và A01 (21,85 điểm).

Cụ thể: NV2 tổ hợp A01 ngành Luật dân sự, NV3 tổ hợp A01 ngành Luật dân sự chất lượng cao, NV4 tổ hợp A00 Luật dân sự, NV5 tổ hợp A00 Luật dân sự chất lượng cao và NV7 tổ hợp A00 ngành Kinh tế và Quản lý công chất lượng cao. 

Ngày 8-8, Học viện Biên phòng công bố điểm trúng tuyển và ngành Biên phòng điểm chuẩn dành cho thí sinh Quân khu 7 khối A01 là 22,65. Vì vậy T. không trúng tuyển vì chỉ đạt 21,85.

Trong khi đó, Trường ĐH Kinh tế - Luật khi công bố điểm chuẩn thì thí sinh này đủ điểm trúng tuyển ở NV3 vào ngành Luật dân sự chất lượng cao. Tuy nhiên, T. không thấy tên mình trong danh sách thí sinh trúng tuyển của trường này. 

Theo Trường ĐH Kinh tế - Luật, trước phản ánh của thí sinh, trường đã kiểm tra hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và thấy T. đã trúng tuyển NV1 vào Học viện Biên phòng. Vì đã trúng tuyển ở NV cao hơn nên thí sinh này không được xét trúng tuyển vào Trường ĐH Kinh tế - Luật.

Trao đổi với Infonet, ông Hoàng Dũng Sỹ - Trưởng phòng đào tạo ĐH Hồng Đức cho hay: "Phải thừa nhận phần mềm lọc ảo của Bộ GD&ĐT hỗ trợ rất tốt cho các trường trong vấn đề tuyển sinh. Tuy nhiên, vẫn xảy ra trường hợp ảo ngay trong phần mềm lọc ảo.

Ví dụ có những thí sinh điểm rất cao nhưng đến nguyện vọng thứ 3, thứ 4 mới trúng tuyển ngành X một trường nào đó. Tức là nguyện vọng lớn nhất của các em là mong muốn học ở một trường khác nên sẽ xảy ra trường hợp các em sẽ không nhập học ở nguyện vọng mình trúng tuyển như trên phần mềm lọc ảo báo.

Thậm chí có những em chấp nhận sang năm thi lại hoặc đi một bước "hơi rủi ro" là không xác nhận nhập học khi trúng tuyển ở NV3 hoặc 4 mà bỏ qua luôn. Các em sẽ chờ các trường khác tuyển bổ sung nguyện vọng 1 để đăng ký học với mong muốn được học ngành mình thích. Như vậy có nghĩa là các trường sẽ không đủ chỉ tiêu nếu gọi thí sinh "tiệm cận" với mức chỉ tiêu được giao. Tức là vẫn xảy ra tình trạng thí sinh ảo".

Hoàng Thanh
Từ khóa: tuyển sinh 2019 điểm chuẩn 2019 nguyện vọng vào đại học phầm mềm lọc ảo thiếu điểm vẫn đỗ thừa điểm lại trượt

Tiến sĩ công nghệ 26 tuổi nhận lương hơn 23 tỷ đồng/năm

Ninh Bác Vũ (26 tuổi) - Tiến sĩ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, được tập đoàn công nghệ Huawei mời về làm việc với mức lương 1 triệu USD/năm (hơn 23 tỷ/năm).

Phụ huynh ‘vỡ mộng’ khi con IELTS cao, du học vẫn chật vật nói tiếng Anh

IELTS - chứng chỉ đang được rất nhiều người theo đuổi đặc biệt là các bạn học sinh với nhiều giá trị đem lại như quy đổi điểm thi, tuyển thẳng vào đại học… Do đó, ngày càng có nhiều phụ huynh luyện thi IELTS cho con từ rất sớm.

Khỏa thân trên phố, 'nữ hoàng phim teen' bị đưa vào trại tâm thần

Diễn viên Amanda Bynes lập tức bị chuyển vào viện tâm thần khi cảnh sát phát hiện cô một mình lang thang trên phố trong trạng thái không mảnh vải che thân.

Lệnh cấm TikTok tại Mỹ sẽ hoạt động theo cơ chế nào?

Nếu TikTok bị cấm hoàn toàn tại Mỹ, việc sử dụng máy chủ ảo (VPN) để kết nối tới ứng dụng cũng không dễ dàng và hàng triệu người làm ăn kinh doanh dựa vào ứng dụng này sẽ bị ảnh hưởng.

Lý do nhiều sinh viên đại học hàng đầu ở Anh muốn bỏ học

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra 20% sinh viên các trường top của Anh thường xuyên không đủ thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Đây là nguyên nhân khiến họ cân nhắc việc rời bỏ trường học.

Quản chặt việc đăng ký tài khoản và lọc nội dung để làm “sạch” TikTok

Theo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng nội dung nhảm nhí, độc hại và lan truyền tin giả… trên TikTok, cần làm chặt việc đăng ký tài khoản của người dùng và lọc nội dung một cách tốt hơn.

4 cách nuôi dưỡng lòng biết ơn để sống hạnh phúc

Thực hành lòng biết ơn mỗi ngày và biến nó thành thói quen để giúp cuộc sống của bạn bớt căng thẳng, hạnh phúc hơn.

Nỗi lo TikTok đầu độc trẻ em

Xung quanh việc TikTok đang trở thành "vấn nạn" với đầy rẫy nội dung độc hại, nhiều độc giả để lại bình luận lên án gay gắt và lo ứng dụng này sẽ đầu độc trẻ em.

Đề xuất cho học sinh làm thêm đến 21h để bớt lướt TikTok

Các nhà lập pháp bang Ohio (Mỹ) đặt mục tiêu thông qua dự luật kéo dài thời gian làm việc cho học sinh và giảm thời gian trên mạng xã hội TikTok.

Lương 34 triệu/tháng, nữ cử nhân vẫn bỏ về quê làm công việc đặc biệt

Trương Quế Phương, 24 tuổi, ở Trung Quốc bỏ việc lương 10.000 NDT/tháng (hơn 34 triệu đồng/tháng) để về quê làm trưởng thôn.

Đang cập nhật dữ liệu !