Thi vào lớp 10 tại Hà Nội: Phương pháp ôn tập cấp tốc môn Lịch sử

Giáo viên môn Lịch sử chia sẻ các “bí kíp” giúp học sinh ghi nhớ nhanh và hiệu quả kiến thức môn Lịch sử nhằm đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội.

Năm 2021, Lịch sử tiếp tục trở thành môn thi thứ 4 trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội. Theo đó bài thi môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan với 40 câu, thời gian làm bài 60 phút, có nhiều mã đề thi khác nhau.

5 “mẹo” hay giúp nhớ nhanh kiến thức

Từ đề thi minh họa và đề thi môn Lịch sử vào 10 tại Hà Nội năm 2019 có thể thấy, đề thi môn Lịch sử chú trọng kiểm tra khả năng ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử và mốc thời gian nổi bật, bên cạnh đó cũng yêu cầu học sinh phải nắm được những đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lịch sử, có cái nhìn tổng quát xuyên suốt cả thời kì lịch sử để trả lời những câu hỏi mang tính liên chương. 

Trong giai đoạn “nước rút” này, vấn đề học sinh đang lo lắng là làm sao để nhớ được khối lượng lớn kiến thức của môn học này.

Bạn Mai Phương, học sinh lớp 9 tại Hà Nội, chia sẻ: “Với đặc thù là môn xã hội nên lâu nay học sinh thường có quan niệm học thuộc lòng môn Lịch sử, vì vậy mà thường xảy ra tình trạng học trước quên sau. Đặc biệt là việc phải ghi nhớ rất nhiều mốc thời gian, sự kiện lịch sử khiến cho chúng em thực sự lo lắng, nhất là trong bối cảnh phải cùng lúc ôn thi 4 môn”.

Nhằm giải tỏa những băn khoăn, lo lắng của phần đông học sinh về vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh, giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra một số “mẹo” hay giúp học sinh ghi nhớ nhanh và hiệu quả kiến thức của môn Lịch sử.

Thứ nhất, không ghi nhớ các sự kiện một cách rời rạc mà hãy đặt nó vào trong một diễn biến tổng thể, cố gắng nắm mối liên hệ giữa các sự kiện.

{keywords}
Ảnh minh họa

Thứ hai, luôn tìm ra các từ khóa cho sự kiện hoặc nội dung kiến thức, học từ các từ khóa đó để nắm được toàn bộ nội dung của bài học.

Thứ ba, lập công thức cho một số dạng kiến thức thường gặp. Ví dụ, nguyên nhân sự kiện sẽ có nguyên nhân chủ quan và khách quan, nguyên nhân chủ quan luôn đóng vai trò quyết định; ý nghĩa lịch sử của một sự kiện luôn là khép lại cái cũ, mở ra cái mới…

Thứ tư, với những nội dung quá nhỏ, hoặc khó nhớ nên sử dụng các flashcard gắn vào những nơi dễ thấy để học và ghi nhớ kiến thức mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời cần tránh sa đà vào các số liệu hoặc các sự kiện quá chi tiết vụn vặt, vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng bị loạn kiến thức, học trước quên sau.

Cuối cùng là gắn các sự kiện lịch sử với sự kiện cá nhân dựa vào một mối liên hệ nào đó, ví dụ ngày sinh nhật của mình trùng với ngày giải phóng miền Nam…

Bên cạnh đó, với khối lượng kiến thức lớn, cô Tuyết Trinh gợi ý học sinh nên chia nội dung ôn tập thành từng phần, có thể chia theo giai đoạn lịch sử hoặc thành chuyên đề. Mỗi phần tự đề ra mục tiêu sẽ ôn tập trong bao lâu và phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó, để từ đó có thời gian ôn tập với các môn học khác. 

Học lịch sử hiệu quả bằng sơ đồ tư duy 

Đối với nỗi lo của học sinh về việc sẽ nhớ nhầm các mốc thời gian hoặc sự kiện lịch sử, Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương, giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI khuyên học sinh nên tự hình thành sơ đồ tư duy để học theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Đối với một chuyên đề cần xác định “lõi” kiến thức của nó là gì, sau đó bắt đầu vẽ lõi hoặc từ khóa đó từ vị trí trung tâm của sơ đồ. 

Bước 2: Từ phần lõi, học sinh sẽ tạo ra những nhánh với nội dung là những phần kiến thức nhỏ hơn cùng các tiêu đề phụ. Các tiêu đề phụ này nên sử dụng chữ in hoa và thể hiện bằng những nhánh lớn, in đậm. Những nhánh lớn cần được tô đậm hơn và bắt đầu nhỏ dần khi toả ra xa. Đặc biệt, tất cả các nhánh đều phải được kết nối với phần “lõi” của sơ đồ.

Bước 3: Vẽ các nhánh cấp nhỏ hơn. Ở bước này, học sinh cần vẽ nối tiếp vào nhánh lớn để tạo ra những nhánh nhỏ hơn. Ở những nhánh nhỏ, chúng ta chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh gợi mở. Tất cả các nhánh nhỏ của một nhánh lớn nên tỏa ra từ một điểm và có cùng một màu.

Bước 4: Trang trí sơ đồ bằng hình ảnh minh họa, biểu tượng hoặc màu sắc tùy theo khả năng sáng tạo và ý tưởng của mình. Tuy nhiên, học sinh hãy vẽ những hình ảnh có sức gợi tả tốt nhất để chỉ cần nhìn vào hình ảnh đó, chúng ta có thể liên tưởng ngay đến kiến thức cần nhớ. Học sinh có thể tự làm sơ đồ tư duy theo hình cây, hình xương cá, bông hoa, hình mặt trời… tùy theo sở thích cá nhân của mình. 

“Ngoài sơ đồ tư duy, học sinh có thể học các giai đoạn lịch sử thông qua lập các bảng niên biểu, ứng với mỗi giai đoạn lịch sử các em hãy gắn thời gian và sự kiện đi kèm với nhau để dễ dàng ghi nhớ chúng”, TS. Lê Thị Thu Hương gợi ý thêm.

Ôn thi vào lớp 10 môn Văn: Mẹo đưa dẫn chứng thuyết phục trong bài văn nghị luận xã hội

Ôn thi vào lớp 10 môn Văn: Mẹo đưa dẫn chứng thuyết phục trong bài văn nghị luận xã hội

Dẫn chứng có vai trò rất quan trọng trong một bài văn nghị luận xã hội, giúp người viết/nói truyền tải trọn vẹn thông điệp tới người đọc/nghe, tạo thêm sức thuyết phục.

Hoàng Thanh

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đang cập nhật dữ liệu !