Doanh thu từ bán hàng online 50 triệu đồng mỗi tháng có phải đóng thuế không?
Bán hàng online qua mạng xã hội như facebook, zalo cho mức thu nhập khoảng 50 triệu đồng mỗi tháng thì có phải đóng thuế không? Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ bán hàng online như thế nào?
Hiện nay, do pháp luật thuế vẫn chưa có điều khoản riêng áp dụng đối với người kinh doanh, bán hàng online.
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý thuế 2006, cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế đối với những trường hợp như: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Và tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC cũng quy định: “Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống”.
Như vậy, cá nhân bán hàng online có doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Do đó, nếu doanh thu từ bán hàng online mỗi tháng khoảng 50 triệu đồng vẫn sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành, các hàng hóa, dịch vụ sử dụng tại Việt Nam được mua, bán thông qua loại hình thương mại điện tử từ các trang mạng điện tử đặt tại Việt Nam hay tại các quốc gia khác thì người bán đều phải kê khai và nộp thuế GTGT theo quy định.
Về Thuế thu nhập cá nhân, cá nhân cư trú tại Việt Nam có phát sinh thu nhập thuộc diện chịu thuế từ các giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam và trên các trang mạng quốc tế đều phải kê khai, nộp thuế TNCN theo quy định.
cá nhân bán hàng online có doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. |
Vậy cách tính thuế thu nhập cá nhân khi bán hàng online như thế nào?
Theo hướng dẫn của ngành Thuế, việc tính thuế thu nhập cá nhân khi bán hàng online được tính như sau:
- Số thuế GTGT phải nộp = Giá bán hàng hóa, dịch vụ x tỷ lệ % thuế GTGT
- Số thuế TNCN phải nộp = Giá bán hàng hóa, dịch vụ x tỷ lệ % thuế TNCN
Theo đó, biểu tỷ lệ % thuế GTGT, thuế TNCN tính trên doanh thu được xác định theo quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ % thuế GTGT là 1%; tỷ lệ % thuế TNCN là 0,5%;
- Dịch vụ: tỷ lệ % thuế GTGT là 5%; tỷ lệ % thuế TNCN là 2%;
- Vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa: tỷ lệ % thuế GTGT là 3%; tỷ lệ % thuế TNCN là 1,5%;
- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ % thuế GTGT là 2%; tỷ lệ % thuế TNCN là 1%.
Ngoài ra, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử nếu có doanh thu kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm và xác định được địa điểm kinh doanh cố định thì phải nộp lệ phí môn bài theo quy định (từ 300.000 đồng/năm đến 1.000.000 đồng/năm tùy mức doanh thu). Đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử nếu thuộc trường hợp có doanh thu kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống, không có địa điểm cố định thì được miễn nộp lệ phí môn bài.
PV (t/h)
Highlands Coffee, Otoke Chicken, McDonald’s… tràn ra phố cạnh tranh với hàng quán bình dân
Sau Covid-19, các chuỗi F&B chợt nhận ra: quan trọng nhất là mỗi tháng túi mình có bao nhiêu tiền chứ không phải điều tiếng sang hèn.