Có vài tỷ đồng, tôi có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bất động sản lãi cao gấp 3 ngân hàng?

Lãi ngân hàng thấp, tôi muốn rút tiền tiết kiệm để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bất động sản nhưng vợ không đồng ý vì cho rằng rủi ro cao. 

Bạn đọc Minh Đức ở (Hà Nội) cho biết, vợ chồng anh có gần 2 tỷ đồng tiền nhàn rỗi và đang gửi ngân hàng.

Tuy nhiên, thời gian gần đây lãi suất tiền gửi ở ngân hàng liên tục giảm, kỳ hạn 1 năm giờ chỉ còn hơn 5% trong khi có nhiều doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với nhiều mức lãi suất khá hấp dẫn lên đến 18% với nhiều kỳ hạn có thể lựa chọn, nếu đầu tư vào sẽ có lợi hơn là gửi tiền ngân hàng.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vợ anh Đức lại không đồng ý vì cho rằng, đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản dễ rủi ro vì doanh nghiệp phát hành không vay được vốn ngân hàng nữa mới đi huy động bên ngoài lãi suất cao như vậy. Do đó, vợ anh nhất quyết cứ gửi tiền ở ngân hàng cho an toàn.

Anh Đức băn khoăn, liệu có phải vợ anh cứ lo xa? Hay anh cứ quyết rút nửa tiền đầu tư, còn một nửa thì gửi ngân hàng để vợ yên tâm?

Có lẽ băn khoăn này của anh Đức cũng là của nhiều nhà đầu tư hiện nay. Liệu đầu tư vào trái phiếu bất động sản có rủi ro không và nếu đầu tư thì cần lưu ý những gì?

Theo TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tương đối nhanh trong khoảng 3 năm gần đây, với 3 lý do chính.

Thứ nhất, Chính phủ có định hướng phát triển thị trường này nhằm đa dạng hóa nguồn vốn trung, dài hạn cho doanh nghiệp. Thứ hai, quy mô, xuất phát điểm của thị trường còn ở mức thấp (hiện mới tương đương khoảng 11 - 12% GDP, so với mức bình quân khu vực 20 - 25% GDP).

Thứ ba, đây cũng là một kênh đầu tư của cả cá nhân và tổ chức với mức lãi suất tương đối hấp dẫn.

Tuy nhiên, vị chuyên gia kinh tế này cho hay, trong quy luật kinh tế, lợi nhuận cao thường gắn với rủi ro cao. Cũng không hẳn những doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản không vay được vốn ngân hàng, mà đôi khi là do tính toán về cơ cấu nguồn vốn, tức là họ có thể vay một phần và phát hành trái phiếu một phần, nhất là nhằm huy động nguồn vốn dài hạn trong bối cảnh nguồn vốn này từ phía ngân hàng còn hạn chế nhất định.

Vì thế, theo ông Lực, nhà đầu tư trước tiên cần phải hiểu rõ, nắm bắt thực chất về doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản. Sau đó cần phải nắm rõ về giao dịch phát hành đó, nhất là các điều kiện về lãi suất, về tài sản đảm bảo, về thanh toán gốc và lãi, điều kiện chuyển nhượng, tính minh bạch cũng như việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đó có đúng quy định pháp luật hay không (hiện nay là tuân thủ theo Nghị định 81 Chính phủ, có hiệu lực từ 1/9/2020).

Trong đó, cần hết sức lưu ý điều kiện về lãi suất, thí dụ doanh nghiệp quảng bá lãi suất lên đến 18%/năm, cần được hiểu rằng không phải là lãi suất cố định 1 năm, mà đây là tối đa, thực tế có thể thấp hơn. Trái phiếu càng dài hạn thì lãi suất phải càng cao vì tính rủi ro cao hơn.

Ông Lực mong rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển lành mạnh theo tinh thần Nghị quyết 81, trong đó, cần sớm thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để nhà đầu tư có thể tham khảo, ra quyết định.

Minh Thư

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng thế nào để có lợi nhất?

Với người gửi tiền tiết kiệm, một số tiêu chí thường được lựa chọn hàng đầu là ngân hàng uy tín, có lãi suất cao,…

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7: Nhóm Big4 giảm mạnh, gửi tiền ở đâu lãi cao?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7, nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) đồng loạt giảm mạnh lãi suất. Thị trường vẫn còn một số ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao ở một số kỳ hạn.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7: 22 ngân hàng đã giảm, gửi tiền ở đâu lời nhất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7, thị trường ghi nhận 22 nhà băng giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7. Gửi tiền ở ngân hàng nào lãi tốt nhất?

Ngân hàng đã tích cực giảm lãi, sao lãi suất vẫn chưa về kỳ vọng 8%?

Nhiều ngân hàng khẳng định đã giảm lợi nhuận hàng nghìn tỷ để đưa lãi suất xuống thấp hơn, song doanh nghiệp vẫn phản ánh lãi suất cho vay cao, thực tế có giảm nhưng mức giảm nhỏ giọt, chưa như kỳ vọng.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7: Lãi suất cao nhất 11% ai mới được hưởng?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7, một nhà băng đưa ra lãi suất lên đến 11%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng, áp dụng cho tiền gửi mở mới đạt tối thiểu 2.000 tỷ đồng.

Dòng tiền quá khỏe, chứng khoán một tuần bùng nổ

Thị trường chứng khoán có một tuần khởi sắc trong bối cảnh giới đầu tư đón nhận thông tin tích cực từ quốc tế, trong khi dòng tiền trong nước quá khỏe và các chính sách kích thích kinh tế đang được đẩy mạnh.

Phó Thống đốc: Lãi suất sẽ còn giảm tiếp

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Hơn 50% vốn sang tay chỉ một phiên và cú 'đổi chủ tỷ đô' đình đám

Chỉ trong một phiên, nửa số cổ phần của ngân hàng/doanh nghiệp được chuyển nhượng. Giao dịch lớn thường đi kèm với biến động cổ đông và ban lãnh đạo cấp cao.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7: Gửi tiền ngân hàng nào lãi trên 8%?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7, thị trường ghi nhận vẫn còn một ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi trên 8%/năm.

FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình báo lãi lớn

Trong quý II, doanh thu Công ty FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình tăng trưởng 21,9%. Doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.