Hàng khan hiếm giảm nguồn về chợ, thịt lợn lại bật tăng mạnh

Doanh nghiệp vừa mới giảm lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg với hy vọng kéo giá thịt lợn tại chợ, siêu thị về mức hợp lý. Song, người tiêu dùng chưa kịp hưởng lợi từ đợt giảm giá vừa rồi thì 2 ngày nay giá lợn hơi lại bật tăng mạnh.

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Văn Toản, chủ trang trại lợn quy mô 1.200 con ở Khoái Châu (Hưng Yên) nói: “Nay thương lái gọi điện hỏi mua lợn hơi với giá 85.000 đồng/kg nhưng lợn trong chuồng vẫn nhỏ, chưa tới lứa xuất bán”.

Ông Toản cho hay, ngày 3/4 ông vừa xuất bán hơn 200 con lợn thương phẩm với giá 81.000 đồng/kg, tổng trọng lượng lứa lợn xuất chuồng này được gần 30 tấn thịt hơi. Song, vừa xuất bán được khoảng 3 ngày thì giá lợn tăng.

Như hôm 7 và 8/4, nười dân trong vùng đã xuất bán lợn hơi với giá 85.000 đồng/kg mà thương lái tranh nhau mua. Như nhà ông bán sớm mất mấy ngày, thành ra thiệt ngay 100 triệu đồng.

Theo ông Toản, dịp này lợn dân nuôi không còn nhiều nên nguồn cung khan hiếm, các thương lái lùng mua khiến giá lợn trên thị trường có xu hướng tăng trở lại. Đặc biệt, lợn giống dù giá cao vẫn khó mua.

Giá lợn hơi xuất chuồng đang có xu hướng tăng trở lại

“Nhà tôi quy mô trại nuôi trước đây là gần 2.000 con lợn, dịp này giảm còn 1.200 con tính cả lợn thương phẩm và lợn nái vì không mua được lợn giống. Bây giờ đang bỏ chuồng trống một phần, bởi đặt mua lợn giống cách đây gần 1 tháng rồi mà vẫn không mua nổi. Cơ sở có lợn giống bảo cứ xếp hàng chờ, khi nào có lợn họ báo”, ông chia sẻ.

Một số trang trại chăn nuôi ở Phú Thọ, Thái Nguyên cũng thừa nhận, giá lợn hơi đang có xu hướng tăng. Như ngày 8/4, giá lợn hơi 3 máu siêu nạc giá xuất buôn tại chuồng là 83.000-84.000 đồng/kg, tăng khoảng 2.000-4.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 3 vừa qua.

Trưởng Ban quản lý chợ đầu mối gia súc - gia cầm Hà Nam Nguyễn Xuân Lộc thông tin, hai ngày nay, giá lợn hơi về chợ đầu mối tăng mạnh. Đơn cử, ngày 3/4, giá lợn hơi về chợ chỉ ở mức 73.000-79.000 đồng/kg, nay đã tăng lên 79.000-84.000 đồng/kg tùy loại.

Theo ông Lộc, giá lợn tăng do nguồn cung giảm. Cuối tháng 3 và những ngày đầu tháng tư, số lượng lợn đổ về chợ đầu mối này dao động quanh mốc 350-400 con/ngày. Tuy nhiên, hai ngày trở lại đây số lợn về chợ chỉ khoảng trên 200 con.

Tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM), lượng lợn hơi đổ về chợ cũng đang giảm mạnh. Theo đó, ngày 1/4, có khoảng gần 3.700 con lợn đổ về chợ, nhưng hai ngày nay lượng lợn về chợ giảm còn 2.260-2.290 con/ngày.

Nguồn cung lợn đổ về các chợ đầu mối đang giảm mạnh

Đại diện ban quản lý chợ đầu mối Hóc Môn cho biết, sau khi giết mổ, giá thịt lợn pha lóc tăng từ 5.000-20.000 đồng/kg tùy loại so với ngày đầu tháng 4. Cụ thể, chân giò trước được bán sỉ với giá 90.000 đồng/kg, đùi rọ giá 100.000 đồng/kg, thịt nạc 130.000 đồng/kg, lợn cốt lết 105.000 đồng/kg, sườn non 180.000 đồng/kg.

Tương tự, giá thịt lợn mảnh đổ sỉ cũng tăng 10.000 đồng/kg so với ngày đầu tiên của tháng 4. Cụ thể, thịt lợn mảnh loại 1 được bán sỉ với giá 105.000 đồng/kg, loại 2 giá 100.000 đồng/kg.

"Lượng lợn về chợ giảm mạnh. Khoảng 10 giờ sáng nay thương lái đã dọn hàng nghỉ bán vì thịt lợn tại chợ bán hết sạch", vị này cho hay.

Vừa mới đây, trao đổi với báo chí vấn đề giá lợn hơi tăng cao, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, nguyên nhân chính là do thiếu hụt nguồn cung, trong khi đó dịch tả châu Phi cũng khiến giá thành sản xuất tăng cao hơn trước rất nhiều.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trước khi có dịch tả lợn châu Phi, mỗi quý chúng ta cần tới 910 ngàn tấn thịt lợn cho tiêu dùng trong nước. Vừa qua đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn lên trên 24 triệu con lợn, song sản lượng mới đạt 820-830 ngàn tấn thịt lợn/quý.

Với tốc độ tái đàn, tăng đàn mạnh như hiện nay, nếu dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt thì cuối quý 4 năm nay sản lượng sẽ đạt đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Nguồn cung đang thiếu tới gần 100 ngàn tấn thịt lợn mỗi quý nên 3 tháng đầu năm dù nhập khẩu tới 40.000 tấn, tăng trên 300% thì vẫn chưa bù được lượng thiếu hụt. Do đó, giá thịt lợn tại chợ và siêu thị đang rất đắt đỏ.

Để hạ giá thịt lợn về mức hợp lý, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng biện pháp gốc rễ chính là đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn. Bởi khi nguồn cung đủ, giá mặt hàng này mới có thể hạ nhiệt.

Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương và các địa phương để làm sao giảm bớt khâu trung gian, để con đường từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng phải ngắn nhất. Có như thế người chăn nuôi mới được hưởng lợi, còn người tiêu dùng sẽ được ăn thịt lợn với giá hợp lý.

Bộ NN-PTNT vừa có công văn yêu cầu các tỉnh, thành tổ chức các biện pháp kiểm soát chặt giá thịt lợn, trong đó đề nghị các trang trại, hộ chăn nuôi cùng với 15 doanh nghiệp đồng loạt giảm giá xuống mức 70.000 đồng/kg lợn hơi.

Cụ thể, trong công văn Bộ NN-PTNT gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu rõ, tất cả 15 doanh nghiệp đã đồng loạt giảm giá bán lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg từ 1/4, thậm chí có đơn vị giảm giá bán xuống 65.000-67.000 đồng/kg lợn hơi.

Tuy nhiên, tổng số lượng lợn thịt xuất chuồng của 15 doanh nghiệp chăn nuôi chỉ chiếm 35-40%, còn lại do các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi của các địa phương cung cấp ra thị trường với giá dao động từ 73.000-78.000 đồng/kg lợn hơi. Điều này đã làm ảnh hưởng chung đến giá bán lợn thịt và thịt lợn.

Do đó, để kiểm soát giá bán thịt lợn, bảo đảm hài hòa lợi ích của người chăn nuôi, người phân phối và người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh cả nước tập trung phòng chống đại dịch Covid-19, Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh rà soát, kiểm soát giá bán lợn thịt và thịt lợn.

Trong đó, đề nghị các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi lợn tại các địa phương cùng với 15 doanh nghiệp đồng loạt giảm giá xuống mức 70.000 đồng/kg lợn hơi; tiến tới giảm xuống 65.000 đồng, rồi 60.000 đồng/kg lợn hơi và thấp hơn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần rà soát các địa phương đã hết bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) để tổ chức công bố hết dịch theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi và mặt bằng đất đai cho người chăn nuôi, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Với những hộ, cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại vì dịch tả châu Phi, cần chi trả kinh phí để có nguồn lực tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn. Ngoài ra, đề nghị, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng tại địa phương có chính sách ưu tiên tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh DTLCP được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn, tăng đàn và mở rộng mô hình chăn nuôi.

Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu các tỉnh thực hiện thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp độ để tránh tình trạng găm lợn, đẩy giá tăng cao quá mức. Riêng với người tiêu dùng, tuyên truyền tăng cường sử dụng các thực phẩm thay thế như thịt gia súc khác, thịt gia cầm, trứng và thủy hải sản.


C.Giang

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.