Chợ bán sỉ lớn nhất Sài Gòn ế ẩm sau Tết, nhiều tiểu thương ngậm ngùi sang nhượng hoặc cho thuê sạp
Chợ bán sỉ lớn nhất Sài Gòn ế ẩm sau Tết, nhiều tiểu thương ngậm ngùi sang nhượng hoặc cho thuê sạp
Những tưởng từ sau Tết Nguyên đán việc buôn bán tại các chợ truyền thống ở TP.HCM sẽ trở lại nhịp sống bình thường mới, nhưng hiện nay nhiều chợ rơi vào tình trạng ế ẩm, vắng khách.
Đặc biệt không chỉ chợ bán lẻ mà chợ bán sỉ như chợ An Đông (quận 5) cũng rơi vào tình trạng "đói" khách.
Chợ An Đông được xem là một trong những chợ bán sỉ lớn nhất ở TP.HCM và từ khi sửa chữa lại nơi này cũng được đặt tên mới là "Trung tâm thương mại và dịch vụ An Đông" để xứng đáng với tầm vóc của nó.
Chợ An Đông là một trong những nơi bán hàng sỉ lớn nhất TP.HCM |
Trước đây chợ An Đông nổi tiếng sầm uất, nhộn nhịp khách ra vào mua quần áo, vải và các mặt hàng thời trang khác theo hình thức mua sỉ với số lượng nhiều để về mang ra các chợ hoặc cửa hàng khác bán lẻ.
Tuy nhiên giờ đây ngôi chợ nổi tiếng này lại trở nên ảm đạm, sức kinh doanh giảm sút mạnh. Theo tiểu thương, chợ vắng khách kể từ khi bùng phát dịch đến giờ, trải qua mấy đợt dịch khiến các tiểu thương lao đao, đặc biệt đợt dịch thứ 4. Đến khi cuộc sống bình thường mới, mọi nỗ lực níu khách trở lại cũng rất gian nan.
Qua ghi nhận, tại các tầng kinh doanh bánh kẹo, quần áo, giày dép, quà lưu niệm… số sạp đóng cửa nghỉ hoặc treo thông báo sang sạp, cho thuê sạp xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt tại tầng 3, số sạp đóng cửa nghỉ, cho thuê hoặc sang sạp còn nhiều hơn số sạp mở cửa.
Tầng kinh doanh ăn uống, các mặt hàng thực phẩm khô và nữ trang vắng hoe, tiểu thương ngồi trò chuyện thoải mái. Tại tầng này cũng có nhiều sạp thông báo sang nhượng hoặc cho thuê |
Chị Thuỷ (kinh doanh quần áo ở chợ An Đông) đang ngồi kiểm tra lại số hàng với vẻ mặt buồn rười rượi bỗng rạng rỡ trở lại khi thấy có người hỏi thăm tình hình buôn bán. Sau đó chị lại thở dài vì tưởng có khách hỏi thuê hoặc muốn được sang nhượng lại sạp.
Chị Thuỷ cho biết chị có 4 sạp kinh doanh ở chợ An Đông và để bảng cho thuê hoặc sang nhượng sạp cả năm nay nhưng vẫn chưa có ai hỏi.
"Cả năm nay tìm người cho thuê hoặc sang nhượng lại nhưng không có ai nên tôi vẫn cầm cự được ngày nào hay ngày đó. Buôn bán ế ẩm quá nên tôi mới cho thuê hoặc sang nhượng lại sạp kinh doanh. Tình trạng vắng khách xảy ra từ đợt dịch tới giờ luôn, những tưởng sau Tết sẽ có khách trở lại nhưng vẫn không khả quan", chị Thuỷ chia sẻ.
Theo chị Thuỷ, hiện tại tiểu thương nào cũng lo bị lỗ vốn nên rất nhiều người đã bỏ sạp, dán bảng thông báo cho thuê hoặc sang nhượng lại như chị.
Khu vực ăn uống cũng đã giảm một số quầy do vắng khách |
Không gian bên trong chợ An Đông chủ yếu chỉ có tiểu thương và các nhân viên bán hàng và vận chuyển hàng chứ rất ít khách vào mua sắm |
Sạp của chị Thuỷ (phải) thông báo cho thuê hoặc sang nhượng cả năm nay vẫn chưa có người thuê hoặc sang nhượng lại
Hầu như tất cả các tầng đều có sạp đang đóng cửa để cho thuê hoặc sang nhượng lại |
Không chỉ cho thuê sạp, nhiều tiểu thương cũng cho thuê lại kho chứa hàng vì không chịu nổi chi phí
Một bên đã thông báo cho thuê sạp, bên còn lại chỉ đang cố cầm cự qua giai đoạn khó khăn |
Rất nhiều tiểu thương đã bỏ sạp do ế ẩm từ sau Tết |
Hiện nay để cứu vãn tình thế, nhiều sạp cũng bắt đầu bán lẻ với hy vọng "được đồng nào hay đồng nấy" |
Nhiều sạp chuyên bán hàng lưu niệm cũng đã đóng cửa cho thuê hoặc sang nhượng |
Sạp bán hàng lưu niệm hầu như rất ít khách hỏi thăm |
Các tiểu thương có sạp đang mở cửa cũng chỉ ngồi không trò chuyện với nhau chứ không có khách hỏi mua hàng |
Các sạp vải cũng rơi vào tình trạng ảm đạm như sạp quần áo, giày dép,... |
Tiểu thương ngồi giết thời gian bằng cách chơi điện thoại do không có khách nào hỏi mua hàng |
Một số nhân viên đang chuẩn bị quần áo để bán sỉ với số lượng lớn cho khách quen |
Các mặt hàng thời trang như mắt kính, túi xách, mỹ phẩm thỉnh thoảng mới có khách vào hỏi mua nhưng tình trạng chung vẫn ế ẩm |
Người Hà Nội đóng cửa hàng khi số ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục
Trong những ngày số ca mắc Covid-19 lập kỷ lục ở Hà Nội, lượng người ra đường ít ỏi, hàng loạt cửa hàng chọn cách đóng cửa, dừng kinh doanh.
Theo Nhịp sống Việt/Kenh14