Doanh nghiệp Việt ra mắt nền tảng công nghệ xử lý giọng nói VAIS và VBEE

Ngày 19/6/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt nền tảng công nghệ xử lý giọng nói tiếng Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo VAIS và Vbee.

Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số “Make in Vietnam” nhằm thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

VAIS – một sản phẩm của Công ty TNHH Hệ thống trí thông minh nhân tạo Việt Nam và Vbee – một sản phẩm của CTCP Dịch vụ và giải pháp xử lý dữ liệu Vbee -  là hai công nghệ lõi trong nền tảng công nghệ xử lý giọng nói tiếng Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo tiên phong tại Việt Nam. Với chiều sâu nghiên cứu về công nghệ nói chung và đặc thù ngôn ngữ tiếng Việt nói riêng, công nghệ của VAIS Và VBEE đã giải quyết triệt để được những vấn đề mà các giải pháp nước ngoài chưa khắc phục được dành cho tiếng Việt.

{keywords}
Toàn cảnh lễ ra mắt nền tảng công nghệ xử lý giọng nói VAIS và VBEE tại Bộ Tông tin và Truyền thông.

VAIS là nền tảng công nghệ lõi chuyển giọng nói tiếng Việt thành văn bản (Speech To Text) tiên phong tại Việt Nam, với những đặc trưng như: Nhận dạng được đầy đủ  giọng nói cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với độ chính xác lên đến 95%; Chuyển đổi giọng nói tiếng Việt thành văn bản với kết quả tức thì, với tốc độ vượt trội có thể nhanh gấp 500 lần thời lượng âm thanh; Nhận dạng tốt trong môi trường nhiễu và ở khoảng cách xa. Đặc biệt, nền tảng này có tính năng chuẩn hóa văn bản đầu ra: tên riêng, ngày, tháng, số…, hỗ trợ nhiều loại định dạng âm thanh đầu vào; Cung cấp giải pháp cho người dùng trực tiếp hoặc kết nối thông qua APItại: https://vais. vn/.

Trong khi đó, Vbee là nền tảng công nghệ lõi về giọng nói nhân tạo Việt có cảm xúc (chuyển đổi văn bản thành giọng nói trí tuệ nhân tạo tiếng Việt có cảm xúc – Text To Speech) tiên phong tại Việt Nam. Với hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển chuyên sâu, Công nghệ Vbee có những đặc trưng sau:

Có thể học theo bất kỳ giọng của một người nào đó trong vòng 4 giờ đồng hồ với độ tương tự trên 95%; Giọng nói Vbee đa dạng vùng miền (Bắc, Trung, Nam...), giới tính và độ tuổi (Nam, Nữ); Giọng nói Vbee đa dạng độ tuổi, giới tính (Nam, Nữ); Công nghệ giọng nói nhân tạo Vbee có thể dự đoán cách đọc, các từ viết tắt, từ vay mượn, các từ ngữ đặc trưng của tiếng Việt mà các giải pháp nước ngoài không thể.

Vbee xây dựng thành công nền tảng Vbee cloud (https://www.vbee. vn), cho phép người sử dụng, doanh nghiệp, lập trình viên có thể sử dụng trực tiếp hoặc qua tích hợp (API) một cách dễ dàng và thuận tiện.

Vbee đã đóng gói thành công cho các giải pháp toàn diện trong các lĩnh vực sử dụng giọng nói nhân tạo của Vbee như: giải pháp về nội dung nhân tạo (sách nói, báo nói, lồng tiếng phim tự động, thu âm tự động…), giải pháp về tổng đài nhân tạo (vận tải, tài chính, thương mại điện tử…), giải pháp nhà thông minh (giao tiếp với thiết bị qua ngôn ngữ), giải pháp chatbot chăm sóc, tư vấn khách hàng.

Trong xu hướng chuyển đổi số nói chung, việc ứng dụng giọng nói nhân tạo và công nghệ xử lý tiếng nói là một xu hướng tất yếu không thể tránh khỏi.

Trên thế giới, chúng ta đã chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ trong mọi dịch vụ áp dụng công nghệ giọng nói nhân tạo, có thể thấy trong các lĩnh vực sản xuất nội dung nhân tạo (báo nói, clip, sách nói, lồng tiếng phim tự động, bóc băng tự động…), tổng đài trí tuệ nhân tạo tự động tra cứu và trả lời khách hàng thay cho con người, các lĩnh vực như trợ lý ảo thông minh, lĩnh vực giao tiếp người máy (robot, nhà thông minh, giao thông thông minh, thành phố thông minh…). Đã tới lúc, tất cả dịch vụ, con người và máy móc sẽ trao đổi và “hiểu nhau” thông qua ngôn ngữ tự nhiên thay cho phím bấm và các tần số điều khiển.

Dựa vào xu hướng và tình hình thực tế tại Việt Nam, việc chuyển đổi số mạnh mẽ chắc chắn không thể tránh khỏi việc chúng ta cần xây dựng và làm chủ những công nghệ lõi và hệ sinh thái các dịch vụ sử dụng công nghệ tiếng nói. Việc xây dựng các công nghệ lõi này không những khắc phục được những đặc thù của ngôn ngữ Việt Nam mà còn giúp chúng ta chủ động triển khai dịch vụ một cách phù hợp, tiết kiệm chi phí, tăng tính bảo mật an ninh thông tin quốc gia. Công nghệ lõi về xử lý giọng nói tiếng Việt sẽ giúp Việt Nam mở rộng cơ hội trong mọi lĩnh vực chuyển đổi số.

Nền tảng công nghệ xử lý giọng nói tiếng Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo VAIS và Vbee là 2 nền tảng số Make in Việt Nam tiếp theo được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn giới thiệu và bảo trợ về truyền thông trong khuôn khổ Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại sự kiện.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng khẳng định nền tảng chuyển đổi giọng nói tiếng Việt thành văn bản VAIS, nền tảng nhân tạo tiếng Việt tự nhiên Vbee thứ hai, nền tảng số made in Vietnam tiếp theo sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn, giới thiệu, bảo trợ truyền thông trong khuôn khổ Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Đây là hai nền tảng tiên phong, hiện đã được nhiều cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương sử dụng. Thí dụ như Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, rõ nét nhất là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng hơn 50 đơn vị báo chí, truyền hình cũng đã sử dụng để phục vụ gỡ băng bài phát biểu tại các kỳ họp, sự kiện.

Nền tảng Vbee đã cung cấp dịch vụ cho hơn 20.000 khách hàng cá nhân, hơn 500 doanh nghiệp, tổng công ty sử dụng rộng rãi trong 3 lĩnh vực chính là Tổng đài tự động, giải pháp tương tác thiết bị thông minh nội dung số tự động.

“Xu thế tự động hóa và tác động nói vào các thiết bị thông minh, nhà thông minh, thiết bị chuyển giao thông thông minh, thành phố thông minh tương tác người máy chắc chắn sẽ là một xu thế bắt buộc của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cả hai nền tảng VAIS và Vbee đều đứng trước thị trường rất rộng lớn hơn 90 triệu người dân Việt Nam, 700.000 doanh nghiệp, 126 triệu thuê bao di động” – Thwd trưởng Nguyễn Thành Hưng nói.

Tại lễ ra mắt, đại diện công ty Vbee cho biết, trong bất kỳ chuyển đổi số nào, những sản phẩm lõi hoặc công nghệ lõi sẽ luôn là những giải pháp và công nghệ đi đầu tiên phong giúp cho quá trình chuyển đổi số thành công. Vì chỉ những công nghệ lõi và dịch vụ lõi mới cho phép cộng đồng có thể áp dụng rộng rãi, cũng như có thể làm giàu, giải quyết các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp, cũng như xử lý tiếng Việt trên nền tảng trí tuệ nhân tạo.

Xử lý giọng nói trên nền tảng tinh nhân tạo không còn là mới các quốc gia trên thế giới và có thể nói chúng ta đang đi chậm so với các quốc gia khoảng 10 năm. Tuy nhiên, nhiên khi áp dụng ngôn ngữ tiếng Việt, rõ ràng không giải quyết được triệt để với 3 nguyên nhân. Thứ nhất, về các giọng nói của tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng Việt có những đặc thù riêng, và chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xử lý đó.

Thứ hai, các phương án và các giải pháp của nước ngoài rất khó khăn để triển khai về mặt quy mô, về mặt giá cả. Thứ ba là các vấn đề về an ninh thông tin, đặc biệt là an ninh thông tin quốc gia.

“Chính vì vậy nền tảng công nghệ xử lý giọng nói tiếng Việt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo giữa hai công ty chúng tôi mong muốn cung ứng các giải pháp về công nghệ xử lý tiếng nói nói chung và các giải pháp và sử dụng trí tuệ nhân tạo để đưa vào những giải pháp cụ thể trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.” – đại diện Vbee khẳng định.

{keywords}
Ông Đỗ Quốc Trường – Tổng Giám đốc Công ty VAIS phát biểu tại sự kiện.

Theo ông Đỗ Quốc Trường – Tổng Giám đốc Công ty VAIS, nguồn dữ liệu tiếng nói là một nguồn dữ liệu khó hơn văn bản rất nhiều trong việc phân tích. Việc số hóa được giọng nói thành văn bản mang lại giá trị ý nghĩa rất lớn cả về mặt phân tích các hành vi, cũng như giá trị về mặt kinh tế.

Sản phẩm thuần Việt này khi tích hợp vào loa thông minh hoàn toàn không cần đến Internet và chạy luôn trên thiết bị di động. Đây là ưu điểm mà các công ty công nghệ lớn trên thế giới như Google, Facebook không thể cung cấp được tại thị trường Việt Nam.

Hiền Anh 

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !