Vũ khí Mỹ sắp gửi không thể giúp Ukraine giành ưu thế trước Nga?

Hệ thống HIMARS M142 của Mỹ được cho sẽ không làm thay đổi cán cân giành ưu thế giữa Nga và Ukraine trong quá trình xung đột. 

RT đưa tin, theo nhận định của ông Scott Ritter, cựu sĩ quan tình báo của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, các tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS của Mỹ sẽ không tạo ra tác động lớn nào trong việc giành ưu thế giữa Nga và Ukraine trong quá trình xung đột, bất chất số lượng lớn và độ tối tân của những vũ khí đã được Mỹ và các đồng minh chuyển giao cho Ukraine.

Tuy nhiên, như tuyên bố của Tổng thống Joe Biden, mục tiêu của Mỹ ở Ukraine là khiến Nga phải trả giá đắt cho hành động tấn công quân sự. Do đó, khi HIMARS được triển khai, số lượng binh sĩ Nga bị thương và thiệt mạng sẽ gia tăng, sẽ có thêm nhiều thiết bị quân sự Nga bị hư hại hoặc phá hủy. Đây cũng là mục tiêu chung của những loại vũ khí sát thương đã được phương Tây viện trợ cho Ukraine. 

{keywords}
HIMARS M142 của Mỹ được cho không làm thay đổi cán cân giành ưu thế giữa Nga và Ukraine. (Ảnh: AP)

Trước đó, theo New York Times, Tổng thống Biden đã phê chuẩn chuyển giao ít nhất 4 tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS M142 cho Ukraine.

Trong tuyên bố, ông Biden nhấn mạnh, “Mỹ đã hành động nhanh chóng gửi cho Ukraine số lượng lớn vũ khí và đạn để có thể chiến đấu trên chiến trường và giành vị thế lớn nhất trên bàn đàm phán. Đó là lý do tại sao tôi quyết định sẽ cung cấp cho Ukraine thêm các hệ thống rocket hiện đại hơn, cùng các loại đạn có thể tấn công chính xác hơn tới những mục tiêu chủ chốt trên chiến trường ở Ukraine”.

Bốn hệ thống HIMARS sẽ được chuyển giao cho Ukraine là một phần trong gói hỗ trợ quân sự trị giá 700 triệu USD lấy từ khoản kinh phí 8 tỉ USD được Quốc hội Mỹ thông qua. Tầm bắn của M142 là 70 km. Được biết, ông Biden sẽ không hỗ trợ thêm cho Ukraine các tên lửa tầm ngắn cấp chiến thuật lục quân (ATACMS) có tầm bắn 300 km.

M142 HIMARS của Mỹ có tính cơ động cao nhờ có bánh xe và có thể được ngụy trang thành xe tải, khiến việc phát hiện và phá hủy trở nên phức tạp.

HIMARS gồm có 1 xe tải 5 tấn bọc thép được trang bị để phóng tên lửa cỡ nòng 227 mm. Mỗi hệ thống này có thể mang theo 6 tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) với tầm bắn 70 - 80 km, hoặc một tên lửa cấp chiến thuật lục quân (ATACMS) với tầm bắn 300 km.

Hệ thống đã được sử dụng ở một số quốc gia như Mỹ, Singapore, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Canada, Ba Lan, Romania và Jordan.

Trước khi chuyển giao HIMARS cho Ukraine, các binh sĩ Ukraine sẽ được huấn luyện sử dụng hệ thống HIMARS. Theo Lầu Năm Góc, chương trình huấn luyện sẽ kéo dài 3 tuần.

Trước đây, các binh sĩ Ukraine đã được đào tạo sử dụng lựu pháo M777A2 155mm của Mỹ tại cơ sở huấn luyện của Mỹ ở Grafenwoehr, Đức. Khả năng, cơ sở Grafenwoehr sẽ tiếp tục được Mỹ dùng làm nơi huấn luyện cho binh sĩ Ukraine sử dụng HIMARS. 

Trên thực tế, nếu hệ thống HIMARS được điều tới hoạt động gần biên giới Nga, quân đội Ukraine có thể tấn công các thành phố nằm trong lãnh thổ Nga như trung tâm hậu cần chiến lược ở Belgorod.

Song Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có tuyên bố trấn an rằng, “Binh sĩ Ukraine đã đảm bảo với Mỹ rằng, họ sẽ không sử dụng những hệ thống này để tấn công các mục tiêu nằm trên lãnh thổ Nga. Đó là cam kết tin tưởng mạnh mẽ giữa Mỹ và Ukraine”.

Tuy nhiên, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã chỉ trích việc Mỹ chuyển các hệ thống HIMARS cho Ukraine và khẳng định đây là “cố ý đổ thêm dầu vào lửa”.  

Đáng nói, hôm 8/6, New York Times đưa tin chính quyền Kiev đã từ chối chia sẻ thông tin chi tiết về chiến dịch quân sự với Washington, mà nguyên nhân được cho nhằm “bóp nặn thông tin” để Mỹ tiếp tục hỗ trợ vũ khí.

Theo New York Times, chính phủ Mỹ hiện biết rõ thông tin về hoạt động của binh sĩ Nga ở Ukraine nhiều hơn là về các lực lượng ủng hộ chính quyền Kiev.

New York Times nhấn mạnh thêm Kiev vẫn đang để Mỹ, nhà tài trợ quân sự có quy mô lớn nhất cho nước này “bị u mê” thông tin. Mục đích là để đánh lừa Washington tiếp tục duy trì dòng chảy vũ khí hào phóng cho Ukraine.

Các nguồn tin của New York Times cho hay chính phủ Ukraine chuyển cho Mỹ “rất ít báo cáo mật, hoặc thông tin chi tiết về các kế hoạch chiến đấu”, trong khi năng lực của cộng đồng tình báo Mỹ trong lĩnh vực thu thập dữ liệu về Ukraine chỉ có hạn, bởi họ lâu nay tập trung do thám Nga.

“Nói tới vấn đề Ukraine, Mỹ từ trước tới nay hợp tác gây dựng cơ quan tình báo cho Ukraine, chứ không do thám chính phủ Ukraine”, New York Times cho biết.

Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết nhiều mây ở Ukraine khiến hoạt động thu thập tình báo cũng trở nên phức tạp, cũng như giới hạn hiệu quả hoạt động của các vệ tinh giám sát binh sĩ Ukraine.

“Sự bí mật của Ukraine buộc các quan chức quân đội và tình báo Mỹ cố gắng lấy thông tin từ các nước khác đang hoạt động ở Ukraine, các chương trình huấn luyện với binh sĩ Ukraine, và từ những lời bình luận công khai của Tổng thống Volodymyr Zelensky”, New York Times dẫn lời các nguồn tin.

Giới chức Ukraine “không muốn thông tin hiện tại khiến Mỹ và các đối tác phương Tây làm chậm lại dòng chảy vũ khí chuyển tới Ukraine”, New York Times nhấn mạnh.

Bà Beth Sanner, cựu quan chức tình báo cấp cao Mỹ, cho rằng cộng đồng tình báo Mỹ đang tự bày ra một cái bẫy tiềm tàng cho chính mình do lỗi tình báo về Ukraine.

“Chúng ta không nói tới chuyện Ukraine có thể đánh bại Nga hay không. Nhưng với tôi, tôi cảm thấy chúng ta đang chuẩn bị đối mặt với một thất bại trong chiến dịch tình báo, nếu không công khai việc này”, bà Sanner nói.

Hơn 20 nước cung cấp thêm nhiều loại vũ khí mới cho Ukraine

Hơn 20 nước cung cấp thêm nhiều loại vũ khí mới cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiết lộ hơn 20 quốc gia đang cung cấp các loại vũ khí mới cho Ukraine bao gồm trực thăng và tên lửa. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !