Vụ bắn hạ Su-24: Thổ Nhĩ Kỳ khiến NATO mất tin tưởng?

Quyết định bắn hạ Su-24 của Nga đã khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan mất điểm nghiêm trọng trong con mắt giới lãnh đạo NATO vì hành động này vô tình đã làm hại đến các toan tính của giới lãnh đạo khối này.
Vụ bắn hạ Su-24: Thổ Nhĩ Kỳ khiến NATO mất tin tưởng? - ảnh 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Nhận định trên được hãng thông tấn CNN đưa ra trong bản báo cáo ngày 25/11 của mình. Theo đó, “các đối tác trong NATO của Thổ Nhĩ Kỳ hiện có thể coi ông Erdogan là người thiếu tin cậy vì đã hành động thiếu suy nghĩ khi tình hình có thể bùng nổ bất ổn. Ông Erdogan đã trở thành người không thể giữ được cái đầu lạnh để có thể giúp NATO thúc đẩy cuộc chiến tranh lạnh đến giây phút cuối cùng”.

Thổ Nhĩ Kỳ và tham vọng đế chế Osman mới

Theo CNN, vấn đề đối với ông Erdogan không chỉ đơn giản dừng lại ở mức độ này. Những hành động của ông Erdogan sẽ buộc NATO phải đặt ra câu hỏi: Liệu có nên để Thổ Nhĩ Kỳ trở thành cường quốc hàng đầu khu vực.

Vấn đề này được NATO đặt ra vì hiện ông Erdogan đang thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng: biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một đế chế Osman mới. Chính vì mục đích này, ông Erdogan đã quyết định xóa sổ các kênh truyền hình và báo chí đối lập, thanh lọc đội ngũ quân sự để đảm bảo biến lực lượng này một sự đảm bảo tính hùng mạnh của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng chính vì tham vọng trên mà Thổ Nhĩ Kỳ rất tích cực tìm kiếm điểm tựa gây ảnh hưởng trong khu vực lãnh thổ đế chế Osman cũ (khu vực Trung Đông và Bắc Phi). Ông Erdogan đã không hề giấu diếm kế hoạch khôi phục ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất là trong khu vực Địa Trung Hải và đang cố gắng làm tất cả để loại bỏ các đối thủ trên con đường đạt được mục đích của mình.

Chính vì vậy, năm 2011, khi Syria bắt đầu cuộc nội chiến, ông Erdogan khi đó là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã coi những gì đang diễn ra ở Syria là “vấn đề chính trị nội bộ” đối với Thổ Nhĩ Kỳ, cắt đứt mối quan hệ thân thiết và ngay lập tức biến Tổng thống Syria al-Assad thành kẻ thù.

Mùa thu năm 2011, ông Erdogan đến Ai Cập đúng thời điểm cuộc cách mạng ở Ai Cập lật đổ ông Hosni Mubarak đang lên đến cao trào. Hàng nghìn người biểu tình ở Ai Cập khi đó chào đón ông Erdogan như vị thủ lĩnh của thế giới Hồi giáo.

Tuy nhiên, tham vọng của ông Erdogan đã gây nên nhiều quan ngại đối với phương Tây. Chia rẽ sâu sắc nhất giữa Ankara và Brussels được ghi nhận năm 2013 khi Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng các biện pháp mạnh để giải tán các cuộc biểu tình của người dân ở thành phố Stambul. Trong con mắt của giới lãnh đạo phương tây, Erdogan đã trở thành “kẻ độc tài”.

Bắn hạ Su-24 sẽ là “dấu chấm hết” cho tham vọng đế chế Osman mới của ông Erdogan

Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga đang thực sự khiến phương Tây khó xử. Erdogan đã cho thấy rằng để đạt được mục tiêu của riêng mình, ông Erdogan không chỉ có thể gây hại cho ý tưởng thành lập một liên minh chống khủng bố mà còn có thể thúc đẩy một cuộc xung đột toàn diện Nga-phương Tây. Hành động này, theo CNN, sẽ không thể được phương Tây coi là hành động thông minh.

Vụ bắn hạ Su-24: Thổ Nhĩ Kỳ khiến NATO mất tin tưởng? - ảnh 2

Máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ hôm 24/11.

Theo đánh giá của Stanislav Tarasov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu “Trung Đông-Kavkaz” của Nga, Thổ Nhì Kỳ có cơ hội trở thành cường quốc khu vực từ những năm 2000 khi thực hiện chính sách đối ngoại hữu hảo với tất cả các quốc gia gần gũi nhất trong khu vực, cũng như tiến hành bình thường hóa quan hệ với cả các quốc gia mà Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng có vấn đề như Hy Lạp, Armenia…

Những năm 2000 cũng là giai đoạn quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ phát triển mạnh khi hai bên đã ký nhiều hợp đồng năng lượng quan trọng. Thổ Nhĩ Kỳ khi đó cũng phát triển mạnh quan hệ thương mại với các nước láng giềng trong khu vực như Libya, Iran, Ai Cập. Thu nhập khi đó của Thổ Nhĩ Kỳ tính bằng đơn vị tỷ USD.

Chính sự thuận lợi này đã làm Thổ Nhĩ Kỳ nảy sinh tham vọng về xây dựng một chủ nghĩa Osman mới. Tham vọng này được thể hiện rõ nét trong bài phát biểu của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu “mạnh mồm” tuyên bố: “Người ta gọi chúng ta là những người Osman mới. Chúng ta cần phải tiến đến các nước láng giềng, sau đó là châu Phi”. Chính sách này đã khiến Ankara tham gia một cách rất tích cực vào các “mùa xuân Arab”.

Tuy nhiên, kết quả Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại là một cuộc nội chiến với cộng đồng người Kurd, xung đột ở biên giới với Syria và quan hệ với Mỹ, phương tây ngày càng trở nên phức tạp hơn. Mặc dù vậy, Tổng thống Nga Putin vẫn để Thổ Nhĩ Kỳ tự do thực hiện lựa chọn của mình. Tuy nhiên, sự vụ Su-24 bị phía Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khiến Tổng thống Putin buộc phải thay đổi hành động với ông Erdogan.

Vụ việc với Su-24 đang đặt ông Erdogan vào tình thế cực kỳ khó khăn. Tính toàn vẹn lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ đang bị đặt dưới mối đe dọa bởi các vấn đề liên quan đến người Kurd. Hơn nữa, tình hình Afgahsnistan, Libya, Iraq cũng khiến bối cảnh an ninh xung quanh Thổ Nhĩ Kỳ trở nên bất ổn hơn nhiều.

Sau sự vụ này, phương Tây cũng sẽ thay đổi quan điểm của mình về quốc gia có thể giữ vai trò cường quốc trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà phương Tây đã rút bớt các lệnh cấm vận chống Iran.

Ngoài biển và không phận, NATO sẽ khó có thể tìm thêm ở Thổ Nhĩ Kỳ những lợi thế nào đó so với những lợi thế to lớn của Iran. Sự việc bắn hạ Su-24 sẽ càng làm giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ làm hại uy tín của mình trong các kế hoạch của phương Tây.

Về phía Nga, việc Nga gần như ngay lập tức điều tổ hợp tên lửa S-400 tối tân đến Syria sẽ gây ra nhiều bất lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ như phiến quân IS sẽ không thể thâm nhập qua biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ và máy bay Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ khó có thể tiếp cận không phận Syria để tiêu diệt người Kurd.

Vụ bắn hạ Su-24: Thổ Nhĩ Kỳ khiến NATO mất tin tưởng? - ảnh 3

Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ "đóng băng" sau vụ Su-24.

Tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ là thiết lập một vùng đệm trong khu vực 98km từ biên giới với Syria. Đây chính là khu vực cộng đồng người Turkmen được chính quyền Erdogan hậu thuẫn đang sinh sống. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ lực lượng này để nhằm lật đổ ông al-Assad.

Việc có thể tạo được vùng đệm ở khu vực này sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội 70 nghìn người vào vùng đệm này, dồn người tị nạn vào một chỗ và lấy cớ thành lập các lán trại cho người tị nạn để tiến hành các hoạt động huấn luyện phiến quân.

Tiếp sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng lực lượng phiến quân này đánh chiếm miền Bắc Syria và tiến đến Aleppo- khu vực được coi là tỉnh Vilaiet nguyên thủy của đế chế Osman xưa kia. Việc lấy lại Aleppo mới có thể giúp tham vọng xây dựng lại đế chế Osman của ông Erdogan thành hiện thực.

Tuy nhiên, trong sự vụ với Su-24 của Nga, ông Erdogan đã hành động như “kẻ holigan thiếu kinh nghiệm”, “nhổ nước bọt vào mặt người khác, sau đó chạy đến góc nào đó mà các “đồng chí cũ” đang chờ đợi”. Trong trường hợp này, “các đồng chú cũ” trong NATO lại đang từ chối giúp Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính vì vậy, vụ Su-24 là một sai lầm chiến lược cực kỳ nghiêm trọng của ông Erdogan. Việc Mỹ và NATO “ngoảnh mặt”, Nga tăng cường các biện pháp trả đũa, trước mắt có thể là hỗ trợ cộng đồng người Kurd chống lại chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thể là “dấu chấm hết” cho tham vọng đế chế Osman mới của ông Erdogan.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert- Chuyên gia”, “Svpressa”, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995.

Đức Dũng

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !